Tư vấn pháp luật

Chồng ép vợ từ bỏ tôn giáo, tín ngưỡng có vi phạm pháp luật không?

Khánh Huyền Thứ ba, 18/02/2025 - 18:30

(PLPT) - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào? Chồng ép vợ từ bỏ tôn giáo có vi phạm pháp luật không? Ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?

Bạn đọc hỏi:

Anh Việt và chị Liên kết hôn được một năm. Trước khi chưa kết hôn, anh Việt đã đồng ý để chị Liên vẫn theo đạo của chị là đạo Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, vì lấy lý do mình là con trai trưởng trong gia đình, phải thờ cúng ông bà, tổ tiên nên anh Việt đã ép chị Liên từ bỏ tôn giáo, bỏ đạo để theo chồng. Chị Liên không đồng ý nên hai anh chị cãi vã dẫn đến mâu thuẫn.

Tôi là hàng xóm cũng là Tổ trưởng tổ hòa giải muốn biết pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này để đến hòa giải cho gia đình anh Việt chị Liên? Xin cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Luật sư Phạm Thảo - Công ty Luật FDVN (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) - tư vấn như sau:

Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng, như sau:

“Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau”.

Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 nêu trên”.

Như vậy, bạn căn cứ quy định tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013, Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình để khuyên giải hành vi của anh Việt ép chị Liên từ bỏ tín ngưỡng, từ bỏ tôn giáo của mình là không đúng pháp luật và thuyết phục để anh Việt hiểu vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Việc chị Liên theo đạo giáo không ảnh hưởng đến nghĩa vụ làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Chị Liên vẫn thực hiện trách nhiệm cùng chồng thờ cúng tổ tiên; các dịp lễ tết thực hiện các nghi lễ cúng bái, thắp hương gia tiên đầy đủ.

Ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?

Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

"Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Chiếu theo quy định này, ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm hoặc cải tạo không giam giữ đến 01 năm nếu:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo mà họ đang theo.

- Người có hành vi ép buộc người khác từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cùng chuyên mục

Thay đèn xe máy từ bóng đèn halogen sang bóng led trắng để sử dụng có bị phạt không?

Thay đèn xe máy từ bóng đèn halogen sang bóng led trắng để sử dụng có bị phạt không?

Tư vấn pháp luật -  1 ngày trước

(PLPT) - Quy định pháp luật về việc thay đổi hệ thống đèn xe máy như thế nào? Mức phạt khi thay đèn xe máy là bao nhiêu?

Người có tiền án, tiền sự có được ứng cử vào Ban Quản trị chung cư?

Người có tiền án, tiền sự có được ứng cử vào Ban Quản trị chung cư?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Việc quản lý và vận hành chung cư đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền lợi của cư dân. Tiêu chuẩn thành viên Ban Quản trị chung cư là gì? Người có tiền án, tiền sự có được ứng cử vào Ban Quản trị chung cư hay không?

Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Gây rối trật tự công cộng là gì? Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu tại cấp xã

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu tại cấp xã

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu thực hiện bằng dịch vụ công một phần hoặc trực tiếp thực hiện tại cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp xã gồm 7 bước.

Thủ tục đăng ký xe tạm thời được quy định như thế nào?

Thủ tục đăng ký xe tạm thời được quy định như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục đăng ký xe tạm thời được quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 của Bộ Công an.

Cần làm những thủ tục gì để được cấp lại đăng ký xe, biển số xe?

Cần làm những thủ tục gì để được cấp lại đăng ký xe, biển số xe?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 của Bộ Công an.

Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định như thế nào?

Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 của Bộ Công an.

Chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Tư vấn pháp luật -  1 tháng trước

Bộ Nội vụ trả lời bạn đọc về chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.