Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt: Ngược đãi động vật bị xử lý ra sao?

Yến Nhi Thứ bảy, 24/08/2024 - 10:14

(PLPT) - Liên quan đến vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt, nhiều du khách lên tiếng tẩy chay dịch vụ 'chụp hình với chó lấy tiền'. Pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp bạo hành, ngược đãi động vật?

Dịch vụ chụp ảnh với chó Alaska ở Đà Lạt. (Ảnh minh họa) 

Thông tin mới nhất vụ đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt

Liên quan đến vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã làm việc với anh L.Đ.L. (28 tuổi, trú tại huyện Đức Trọng).

Tại cơ quan công an, anh L. cho biết, anh đăng ký thường trú tại huyện Đức Trọng, tạm trú tại đường Lê Văn Tám (phường 10, TP Đà Lạt). Khoảng tháng 5/2024, anh L. đã chi 300 triệu đồng mua 5 chú chó Alaska nhằm làm dịch vụ chụp hình "chui" tại Quảng trường Lâm Viên bằng hình thức cho khách du lịch thuê chụp ảnh lấy tiền. Anh L. có căn nhà trong hẻm Cầu Đúc, phường 10, để nuôi và nhốt thú cưng.

Đến giữa tháng 7/2024, anh mua thêm một chú chó Alaska màu nâu đỏ với giá 25 triệu đồng, đặt tên là Bôn, và cho chị P.T.T.T. (37 tuổi, ở phường 9, TP Đà Lạt) góp 10 triệu đồng để kinh doanh chung. Chị T. giao cho con trai là T.T.Q. (13 tuổi, đang là học sinh) quản lý chó để cho khách chụp ảnh (làm việc trải nghiệm trong thời gian nghỉ hè).

Ngày 20/7, trong lúc đang giữ chó cho khách du lịch chụp hình tại Quảng trường Lâm Viên, Q. bị chú chó tên Bôn cắn vào tay nên đã dùng chân đá chó rồi đưa chó về nhốt vào chuồng tại hẻm Cầu Đúc. Q. sau đó dùng ống nhựa phi 27, dài khoảng 80 cm đánh đập chó Alaska.

Đến ngày 1/8, chú chó tên Bôn được bé trai giao lại cho anh L. vì không thể quản lý được.

Khi làm việc với cơ quan chức năng, anh L. cho biết, bản thân không biết cậu bé đánh thú cưng cho tới khi thấy các video xuất hiện trên mạng xã hội.

Đối với cháu Q., khi làm việc với cơ quan công an dưới sự giám hộ của người mẹ, Q. đã thừa nhận việc đánh chó Alaska và cam kết không tái phạm. Do cậu bé chưa đủ tuổi xử phạt vi phạm hành chính, người mẹ cam kết quản lý giáo dục con, cơ quan chức năng chỉ lập biên bản vi phạm hành chính nhằm răn đe, giáo dục, yêu cầu không tái phạm.

Ngoài ra, hai người có hành động đánh chó Alaska tại quảng trường Lâm Viên hiện đã rời khỏi địa phương. Công an phường 10, TP Đà Lạt đang vận động hai người này đến cơ quan làm việc để xử lý theo quy định.

Trước đó, ngày 17/8, một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải những hình ảnh, video về một chú chó bị chủ đánh đập tại quảng trường Lâm Viên vì không hợp tác chụp ảnh với khách.

Trong video thứ nhất, thanh niên cầm gậy vụt tới tấp vào đầu chú chó. Trong video thứ hai được quay ở quảng trường Lâm Viên, 2 thanh niên đá mạnh vào chú chó vì nó không hợp tác chụp ảnh với du khách.

Sau khi xem những video trên, nhiều người đã bày tỏ bức xúc cho rằng những thanh niên trên đã "ngược đãi, bóc lột động vật", đồng thời kêu gọi tẩy chay dịch vụ chụp ảnh cùng chó cảnh.

Du khách đòi tẩy chay dịch vụ chụp hình với chó

Hình ảnh vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt. (Ảnh cắt từ clip)

Liên quan đến vụ việc những chú chó cảnh bị bạo hành, đánh đập ở Đà Lạt, nhiều du khách bức xúc, lên tiếng đòi tẩy chay dịch vụ chụp hình với chó lấy tiền.

Dịch vụ cho thuê chó chụp ảnh phổ biến nhiều năm qua ở những địa điểm du lịch của Đà Lạt như quảng trường Lâm Viên, quanh bờ hồ Xuân Hương, khu vực chợ đêm Đà Lạt. Tại quảng trường Lâm Viên, có khoảng 10 chủ kinh doanh dịch vụ với hơn 30 con chó nhiều chủng loại như Alaska, Husky, Poodle, Samoyed. Du khách trả từ 30.000 đến 50.000 đồng cho mỗi lượt thuê chụp ảnh.

Nhung Nguyễn, Trưởng nhóm Yêu động vật Đà Lạt, cho biết, từ đầu năm đến nay, chị tiếp nhận hơn 100 lượt phản ánh về bạo hành chó ở các điểm du lịch tại Đà Lạt. Nhiều trường hợp chủ cầm gậy dài đánh liên tục vào đầu và mặt chó, xích và bắt ngồi một tư thế trong nhiều giờ. Theo chị Nhung, Đà Lạt là thành phố du lịch và người làm dịch vụ cần đối xử văn minh với động vật.

"Cần chấm dứt ngay dịch vụ kinh doanh chụp ảnh với thú cưng" - chị Nhung nói.

Ông Tôn Thất Thanh Vũ, Chủ tịch UBND phường 10, TP Đà Lạt, cho biết, cho thuê thú cưng chụp hình ở quảng trường Lâm Viên là dịch vụ tự phát của những người từ địa phương khác tới.

"Từ đầu năm đến nay, phường đã xử phạt ba trường hợp có hành vi ngược đãi động vật" - ông Vũ cho biết.

Ngoài ý kiến phản đối, nhiều du khách cho rằng chuyện chủ "tác động" với chó cũng một phần do lỗi du khách.

Dương Tài Nguyên, 34 tuổi, nói, dịch vụ chụp hình với thú cưng được mở ngày càng nhiều là do khách vẫn có nhu cầu sử dụng.

"Mọi người không sử dụng dịch vụ chụp hình thú cưng nữa thì chắc chắn không còn ai kinh doanh" - Nguyên nói.

"Dịch vụ chụp hình với thú cưng không xấu nhưng ngược đãi, lạm dụng chúng đứng ngoài trời cả ngày đêm đáng bị lên án", Ngọc Phượng, 26 tuổi, nhận xét.

Du khách đến từ Bình Dương ủng hộ tẩy chay nếu không có các giải pháp chăm sóc và các chế tài với các dịch vụ liên quan đến động vật.

"Những thú cưng như vậy không thể là công cụ kiếm tiền cho con người", Phượng nói.

Ngược đãi động vật bị xử lý như thế nào?

Trước vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt trên, dư luận băn khoăn, hành vi ngược đãi động vật, bạo hành chó mèo có thể bị xử lý ra sao? Quy định của pháp luật như thế nào đối với hành vi hành hung chó mèo, bạo hành động vật?

Theo luật sư Lê Vĩnh Thụy - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Sen Vàng - hành động đánh đập, hành hạ tàn nhẫn vật nuôi trước đây từng được coi là một lựa chọn hành vi của cá nhân, người chủ có quyền lựa chọn hoặc không lựa chọn hành vi đó và không bị pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, từ thời điểm Nghị định 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi có hiệu lực vào tháng 4/2021, hành vi này được xếp vào nhóm bị cấm thực hiện.

Cụ thể, Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 giải thích từ ngữ “vật nuôi” như sau:

"5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. [...]”

Khoản 4 Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Như vậy, luật sư Thụy nhìn nhận, theo quy định trên, chó là vật nuôi và trong quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi thì không được đánh đập, hành hạ vật nuôi. Chính vì vậy hành vi đánh đập, hành hạ chó như vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt là vi phạm quy định pháp luật.

Luật sư Lê Vĩnh Thụy - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Sen Vàng - phân tích về hành vi đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt.

Theo quy định tại Điều 57 và Điều 69 của Luật Chăn nuôi 2018, các cơ sở chăn nuôi động vật và sử dụng động vật cho mục đích du lịch cũng thuộc sự điều chỉnh của Luật Chăn nuôi 2018 và phải có nghĩa vụ "Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật".

Điều này có nghĩa rằng cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu: Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt có thể bị xử phạt hành chính

Nhận định về hành vi đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt, luật sư Lê Vĩnh Thụy dẫn khoản 1 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi."

Như vậy, theo luật sư Thụy, người có hành vi đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt có thể được xếp vào nhóm hành vi hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi và bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trên là 1 năm.

Trách nhiệm hình sự và dân sự trong vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt

Bên cạnh quy định của pháp luật về việc xử phạt hành chính đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn với vật nuôi như vụ đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt, dư luận băn khoăn, người có hành vi bạo hành, ngược đãi động vật có phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như thế nào?

Luật sư Lê Vĩnh Thụy phân tích, hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi. Do đó, trong trường hợp chủ của những chú chó Alaska có hành vi đánh đập, hành hạ chúng, chưa có chế tài điều chỉnh hành vi vi phạm pháp luật này.

Các cơ quan chức năng có trách nhiệm gì trong vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt?

Liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vụ việc đánh đập chó Alaska ở Đà Lạt, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Sen Vàng cho rằng, các cơ quan chức năng cần xác minh thông tin, rà soát và xác nhận cư trú của các đối tượng có hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi. Nếu có đủ căn cứ, cơ quan chức năng có thể xử lý theo quy định tại Nghị định 14/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, luật sư Thụy cho rằng, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét và hoàn thiện các chế tài pháp luật để tăng cường tính răn đe và bảo vệ tốt hơn cho vật nuôi. Điều này có thể bao gồm việc nghiên cứu và đề xuất các quy định mới để xử lý hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cần xem xét liệu hành vi của chủ vật nuôi có vi phạm các quy định khác, chẳng hạn như Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về trật tự nơi công cộng. Nếu hành vi của chủ chó Alaska xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị, thì cơ quan chức năng cũng cần xử lý theo quy định pháp luật liên quan.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?