Tầm nhìn - Chính sách

“Giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo” – Đơn giản hay phức tạp hóa vấn đề ?

System Thứ ba, 02/04/2024 - 09:19
Nghe audio
0:00

Một nội dung mới được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD-ĐT) lấy ý kiến giới chuyên môn (nếu được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ năm 2027): Nhà giáo đạt chuẩn nghề nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận nghề nghiệp (CNNN), thay cho chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Nội dung này đang gây xôn xao dư luận.

Đối tượng nào được cấp Giấy CNNN

      Theo Dự thảo Luật, nhà giáo là người đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, dạy sơ cấp, trung cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác gọi là giáo viên. Nhà giáo dạy từ cao đẳng trở lên, người làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công viên chức gọi là giảng viên. Nhà giáo sau khi nghỉ hưu vẫn được gọi là nhà giáo.

      Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo gồm các tiêu chí nghề nghiệp nhà giáo, áp dụng cho từng chức danh nhà giáo ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo, để sử dụng thống nhất trong cả nước. Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là căn cứ để tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sa thải và đánh giá phẩm chất, năng lực nhà giáo. Đặc biệt, với chính sách này, lần đầu tiên vấn đề Giấy CNNN nghề nghiệp nhà giáo được nêu ra.

     Cũng theo Dự thảo Luật, Giấy CNNN nhà giáo có giá trị sử dụng trong toàn quốc và suốt thời gian nhà giáo hoạt động giảng dạy, giáo dục, trừ trường hợp bị thu hồi hoặc tạm đình chỉ. Giấy CNNN sẽ bị thu hồi khi nhà giáo bị cơ quan có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục; Vi phạm kỷ luật ở mức độ bị buộc thôi việc, sa thải; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy CNNN nhà giáo không đúng quy định. Giấy CNNN nhà giáo bị tạm đình chỉ trong trường hợp nhà giáo bị cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền đình chỉ có thời hạn hoạt động giảng dạy, giáo dục.

Cô giáo và học sinh vùng cao

     Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Nhà giáo & Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Giấy CNNN nhà giáo là văn bản do cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền của VN cấp cho người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng yêu cầu để hoạt động nghề nghiệp nhà giáo; Thay thế quyết định công nhận hoàn thành chế độ tập sự và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Người được cấp Giấy CNNN gồm: Người hoàn thành tập sự và đạt chuẩn nghề nghiệp; Người đang là nhà giáo; Nhà giáo đã nghỉ hưu; Nhà giáo nước ngoài đáp ứng điều kiện. Ví dụ, nhà giáo đã được cấp Giấy CNNN khi trúng tuyển làm giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập hoặc khi thuyên chuyển và ký hợp đồng tại cơ sở giáo dục khác không cần phải thực hiện chế độ tập sự. Khi có Giấy CNNN, giáo viên có thể dạy liên trường, dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở khác. Việc điều động nhà giáo giữa công lập và ngoài công lập, việc thuyên chuyển nhà giáo giữa các địa phương được triển khai thuận tiện hơn, đảm bảo đồng đều chất lượng dạy học và giáo dục. Ngoài ra, một số trường hợp khác nếu có nhu cầu cũng có thể được cấp Giấy CNNN nhà giáo. Ví dụ, nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo hình thức hợp đồng lao động; Nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền.

       ThS Nguyễn Hải Ninh - Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen băn khoăn việc định danh nhà giáo. Cấp quản lý ở các trường đại học không đứng lớp giảng dạy; Ví dụ trưởng phòng đào tạo hoặc trưởng phòng tổ chức nhân sự có được coi là nhà giáo hay không? Trong luật Nhà giáo cần chỉ rõ : "Về chức danh nhà giáo, đã có tiêu chuẩn “giảng viên”, “giảng viên chính”, “giảng viên cao cấp” đối với giảng viên trong khối công lập nhưng đối với giảng viên khối tư thục thì chưa có. Cần xây dựng tiêu chuẩn đồng bộ giữa giảng viên khối công lập và tư thục, vì thực tế sự trao đổi qua lại giảng viên giữa hai hệ thống này rất nhiều. Cần có quy định chi tiết chức danh với giảng viên khối tư thục".

       Về Giấy CNNN nhà giáo, ông Ninh nhìn nhận: Đề xuất này rất hay. Cần xây dựng Giấy CNNN nhà giáo theo hướng một chứng chỉ hành nghề : "Với giảng viên đại học, chúng ta lấy nguồn từ các thạc sĩ, tiến sĩ và thậm chí trường tư thục không có giai đoạn tập sự mà chỉ thử việc để trở thành giảng viên. Do đó, cần có kỳ sát hạch để người đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức qua được bài sát hạch thì nhận được Giấy CNNN nhà giáo và có thể dùng trong toàn quốc. Cũng cần có thời gian với Giấy CNNN nhà giáo; Theo định kỳ, cần xem xét lại trình độ, năng lực, phương pháp giảng dạy, tác phong, đạo đức".

       Liên quan việc xử lý đối với nhà giáo có sai phạm, khi có Luật Nhà giáo, cần bổ sung quy định nhà trường được quyền đình chỉ công tác giảng dạy hoặc được sa thải, nếu đủ điều kiện theo Luật; Đồng thời, cơ quan cấp Giấy CNNN nhà giáo phải thu hồi Giấy CNNN nhà giáo.

Cấp thế nào và để làm gì?

        Đồng thuận việc xây dựng Luật Nhà giáo nhưng PGS-TS Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật, trường đại học Văn Lang băn khoăn về Giấy CNNN nhà giáo: Các giáo sư, những người rất có uy tín học thuật, thì cần làm thủ tục gì và ai cấp Giấy CNNN cho họ? Trước đây Bộ GD-ĐT cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng lâu nay các trường đại học đã thực hiện cấp văn bằng cho thang học vấn cao nhất ở nước ta… Nay lại thêm Giấy CNNN nhà giáo thì việc phân cấp thực hiện ra sao, có xung đột với các chức danh, học hàm, học vị hiện có hay không? Và nữa, sẽ khó khả thi với quy định người được cấp Giấy CNNN nhà giáo không cần qua tập sự, khi được nhận vào cơ sở khác, thuyên chuyển giữa các địa phương; Bởi hệ thống các trường đại học công lập hiện có những trường tự chủ hoàn toàn, họ có quyền nhận hoặc không nhận ai đó, và các trường tư cũng vậy. Quy định này sẽ gặp những trở ngại ngay với các trường tự chủ hoàn toàn. 

         Bà Vy Thùy Hương, giáo viên THCS ở TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) cho biết, đọc thông tin trên báo chí về việc dự kiến đưa vào Luật Nhà giáo quy định giáo viên phải có Giấy CNNN, bà và đồng nghiệp rất hoang mang vì không thấy giải thích: Giáo viên đã đi dạy có cần làm gì để được cấp chứng chỉ nữa hay không, cơ quan nào cấp… Cũng theo bà Hương, bà là nạn nhân của các loại chứng chỉ, mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đi học và thi cấp các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp…; Mới đây, các bộ/ngành thấy không cần thiết và quá hình thức, tốn kém nên đã bãi bỏ.Vậy mà nay lại nghe thông tin giáo viên phải có CNNN mà thiếu thông tin cụ thể, giáo viên không lo lắng mới lạ".

         TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục VN cũng cho rằng: “Lẽ ra cơ quan xây dựng Luật Nhà giáo khi đưa ra một quy định mới, chính sách mới tác động lớn đến đội ngũ giáo viên, như CNNN, thì cần nêu rõ đối tượng áp dụng, vì sao phải bổ sung quy định, dự kiến tác động chính sách khi áp dụng, cơ quan nào được quyền cấp Giấy CNNN nhà giáo…Nếu yêu cầu nhà giáo phải có Giấy CNNN nhà giáo như một thủ tục hành chính để… hành giáo viên là chính thì cần phản đối đến cùng".

        Tuy nhiên, TS Lâm cũng cho rằng nếu chứng chỉ nghề nghiệp thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng nhà giáo thì sẽ phải trả lời được hàng loạt câu hỏi kèm theo. Các nước có yêu cầu chứng chỉ hành nghề với giáo viên thì thường sẽ giao cho các hiệp hội nghề nghiệp giám sát và cấp chứng chỉ. Khi có chứng chỉ này, giáo viên phải được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn, giảm các báo cáo, sổ sách nặng về hình thức như lâu nay. "Dù vậy, cũng cần hết sức thận trọng khi áp dụng chứng chỉ nghề nghiệp ở nước ta. Việc nâng cao chất lượng giáo viên là đặc biệt quan trọng, nhưng muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm. Nếu làm được như vậy thì việc giáo viên ra trường rồi lại phải làm thêm các "thủ tục" để được cấp Giấy CNNN là không cần nữa".

         Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Trường Marie Curie (Hà Nội), nêu quan điểm: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề xuất này đều có. Thực tế, nhiều nước đã có chứng chỉ hành nghề nhà giáo. Tuy nhiên, cần tính kỹ, yêu cầu nhà giáo phải có Giấy CNNN sẽ tác động như thế nào đến xã hội. "Một số giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp không phải lý do quan trọng để phải xét cấp Giấy CNNN đồng loạt cho gần 1,5 triệu nhà giáo hiện tại. Không nhất thiết có Giấy CNNN mới xử lý được những giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cơ chế hiện nay vẫn đủ để xử lý các trường hợp này".

         Nguyên vụ trưởng Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Lê Quán Tần cho biết: Vấn đề “Giấy CNNN nhà giáo” không phải là mới. Năm 2019, tại buổi tọa đàm góp ý dự thảo Luật Giáo dục 2019, vấn đề này đã được nêu. Những nước có nền giáo dục phát triển (như Nhật Bản) đã cấp chứng chỉ này cho những người thực sự đạt yêu cầu. Nếu có chứng chỉ hành nghề thì giáo viên vi phạm đạo đức, có hành vi bạo lực với học sinh sẽ bị rút chứng chỉ ngay.

         Nhiều ý kiến cho rằng ở nước ta nghề giáo cũng có 18 tháng tập sự nhưng gần như 100%  “cho qua”, vì tính hành nghề của ta thấp. Cơ sở pháp lý có rồi nhưng không được làm chặt chẽ và đúng mục tiêu. Do vậy, thay vì "đẻ" ra một chứng chỉ nghề nghiệp thì phải có biện pháp để các trường sư phạm thực hiện tốt khâu thực hành, thực tập của sinh viên sư phạm.

                                                                                                    Hoa Hạ   

 

Chuẩn nghề nghiệp với giáo viên hiện tại theo Luật Giáo dục năm 2019 và các hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Ở mỗi bậc học, giáo viên, giảng viên tùy theo năm công tác, có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của Bộ GD-ĐT sẽ được phân hạng từ 1 đến 3. Đây là cơ sở để xếp lương trong các trường công lập. Những giáo viên, giảng viên trường tư khi chuyển sang khu vực công lập phải thi tuyển viên chức, học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cùng một số quy định khác.

 

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều