Có thể dùng bằng lái xe đã tích hợp vào VNeID thay cho bản cứng được không?
Yến Nhi
Chủ nhật, 22/09/2024 - 13:22
(PLPT) - Với sự phát triển của công nghệ số, ứng dụng VNeID cho phép tích hợp nhiều giấy tờ quan trọng, bao gồm giấy phép lái xe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu bằng lái xe tích hợp trên VNeID có thể thay thế cho bản cứng khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra hay không?
Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử sẽ có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.
Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới.
Bên cạnh đó, điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông quy định nội dung kiểm soát của Cảnh sát giao thông gồm kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, trong đó có giấy phép lái xe.
Liên quan đến vấn đề này, theo Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay, có khoảng 56,5 triệu bản ghi giấy phép lái xe (cả ô tô và xe máy) trên cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe toàn quốc.
Triển khai Quyết định số 06/2022/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đồng bộ khoảng 35 triệu bản ghi giấy phép lái xe.
Trong đó đã xác thực thành công 31,3 triệu bản ghi giấy phép lái xe với dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo hệ thống định danh tự động tra cứu để hiển thị lên ứng dụng VNeID cho công dân; tiếp tục phối hợp với ngành công an đối soát 3,6 triệu giấy phép lái xe.
Tuy nhiên, còn khoảng hơn 20 triệu bản ghi giấy phép lái xe bằng vật liệu giấy bìa được cấp ra từ trước năm 1995 đến tháng 7/2013, hầu hết là giấy phép lái xe mô tô, có giá trị không thời hạn; các giấy phép lái xe này có dữ liệu chưa đầy đủ, thiếu thông tin.
Trong thời gian tới, Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) xác thực dữ liệu để tích hợp giấy phép lái xe vào ứng dụng định danh điện tử VNeID.
Hướng dẫn tích hợp thông tin bằng lái xe vào ứng dụng VNeID
Theo hướng dẫn của Bộ Công an, để tích hợp thông tin bằng lái xe vào ứng dụng VNeID, người dân có thể thực hiện theo các bước sau:
- Truy cập vào ứng dụng VNeID trên smartphone, chọn "Giấy phép lái xe" tại mục "Tiện ích yêu thích".
Ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng điền passcode, là chuỗi 6 số dùng để bảo vệ các giấy tờ, thông tin cá nhân được lưu trữ trên ứng dụng VNeID.
Người dùng sẽ được ứng dụng cho phép tạo passcode ngay khi mới đăng ký sử dụng VNeID.
Sau khi điền mã bảo mật, nhấn chọn "Thêm giấy phép lái xe" tại giao diện hiện ra tiếp theo.
- Bước tiếp theo, điền các thông tin tương ứng vào khung trống, bao gồm số giấy phép lái xe, hạng giấy phép, đánh dấu vào tùy chọn "Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng", sau đó nhấn nút "Gửi yêu cầu".
Sau khi gửi yêu cầu thành công, người dùng sẽ phải chờ một thời gian (thường từ một đến vài tiếng) để được phê duyệt.
Nếu thông tin nhập chính xác và không gặp lỗi gì, người dùng sẽ nhận được thông báo thông tin được phê duyệt và giấy phép lái xe sẽ được tích hợp thành công vào ứng dụng VNeID.
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.
Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại Hà Nội.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp mù mờ về Luật thậm chí còn không nắm rõ các kiến thức cơ bản trong các điều Luật, thông tư, hướng dẫn quy định về hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận thương mại, quản lý mỹ phẩm. Điều này khiến cho quá trình vận hành doanh nghiệp dễ vướng vào vòng lao lý.