Tầm nhìn - Chính sách

Khẩn trương đổi mới chính sách pháp luật về khoa học, công nghệ

System Thứ ba, 02/04/2024 - 09:15

Dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoa học & Công nghệ (KH&CN) năm 2013 đang được Bộ KH&CN tập trung soạn thảo. Trong bối cảnh thế giới và trong nước đã nhiều thay đổi, tác động sâu sắc đến hoạt động nghiên cứu khoa học (KH), phát triển công nghệ (CN) & đổi mới sáng tạo (ĐMST), Luật cần được cập nhật, hoàn thiện; làm rõ hơn nữa nội dung, nội hàm quản lý đối với một lĩnh vực có khả năng tăng trưởng nhanh và vai trò ngày càng quan trọng.

Hành lang pháp lý bước đầu được mở rộng

      Nhìn lại việc xây dựng chính sách pháp luật trong năm 2023, Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết nhiều kết quả đáng chú ý: Bộ KH&CN đã trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 (ngày 30/1/2023) về phát triển & ứng dụng CN sinh học trong tình hình mới; trình Ban Bí thư dự thảo Chỉ thị về công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo; cùng Ban Tuyên giáo T.Ư tổng kết, trình T.Ư Đảng ra Nghị quyết 45 (ngày 23/11/2023)  về tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững. Năm 2023, Bộ KH&CN tập trung xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn & Quy chuẩn kỹ thuật, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15; rà soát, lập hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung 3 luật chuyên ngành: Luật KH&CN; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Luật Năng lượng nguyên tử; trình Chính phủ 32 đề án. Bộ trưởng các bộ đã ban hành 49 thông tư; lãnh đạo các tỉnh/thành phố ban hành 384 văn bản về KH, CN & ĐMST. Bộ KH&CN cùng UBND TP Hồ Chí Minh tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành chính sách đặc thù về KH, CN & ĐMST cho TP HCM trong Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội; triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh 6 vùng chiến lược. Bộ KH&CN cũng đã ban hành các thông tư sửa đổi những quy định về quản lý nhiệm vụ KH & CN theo hướng tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện; đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định về tài chính, đấu thầu, tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN, về sử dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, để thúc đẩy nguồn đầu tư từ xã hội cho KH,CN& ĐMST.                                

Nhưng còn nhiều điểm “nghẽn”

       Tại hội thảo cuối tháng 12/2023, do Bộ KH&CN cùng Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức, về định hướng chính sách phát triển KH, CN & ĐMST, các nhà KH nhận định: Hoạt động KH, CN & ĐMST đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

      Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Còn nhiều ràng buộc trong triển khai công việc tại các cơ sở nghiên cứu của ngành nông nghiệp; trong đó 3 điểm ràng buộc lớn nhất là “tự chủ nhiệm vụ”, “tự chủ tài chính”, “tự chủ tổ chức”. Cả 3 vướng mắc này đến nay vẫn chưa tháo gỡ được, khiến môi trường tài chính giằng chéo. Ngoài ra còn nhiều rào cản khác khiến các trường, viện nghiên cứu không phát huy được nguồn lực phát triển KH & CN: cơ sở vật chất lạc hậu, người làm KH chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí đầu tư cho KH mới đáp ứng được 50% nhu cầu...

       GS Lê Minh Thắng (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng đa số nhà KH ở VN chủ yếu làm nghiên cứu cơ bản; vì nghiên cứu ứng dụng chưa có nhiều môi trường phát triển, các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho nghiên cứu phát triển (R&D). Hơn nữa, cơ sở vật chất dành cho nghiên cứu còn thiếu thốn, chưa đủ điều kiện để các nhà KH có khả năng phục vụ nhiều nghiên cứu thực tế. Ngoài ra, thủ tục liên quan tài chính đối với các đề tài nghiên cứu KH còn cứng nhắc, hành chính hóa, chưa phù hợp diễn biến thực tế nghiên cứu.

      Ngay tại Thủ đô, như Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết: Công tác phát triển KH, CN & ĐMST của Hà Nội vẫn nhiều rào cản: Vấn đề xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH & CN có dùng ngân sách Nhà nước; Hoạt động quỹ phát triển KH&CN; chính sách về ĐM, ST… Để tháo gỡ những vướng mắc này, cần có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh, có thể huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh Thủ đô.

Cần đồng bộ các nhóm giải pháp

       Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024, lãnh đạo Bộ KH&CN cho biết: Hệ thống pháp luật về KH, CN & ĐMST còn chưa đồng bộ với pháp luật về tài chính, ngân sách, đầu tư; đấu thầu, quản lý tài sản công, chưa phù hợp đặc thù hoạt động KH, CN và thông lệ quốc tế. Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động KH & CN còn nhiều vướng mắc trong đấu thầu; thanh, quyết toán... Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức KH & CN công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ còn nhiều bất cập, chưa phù hợp đặc thù hoạt động KH & CN, chưa tạo điều kiện cho các tổ chức KH & CN & ĐMST tự chủ toàn diện...

Trung tâm Bloom - trung tâm khơi nguồn sáng tạo và xúc tiến đổi mới toàn cầu đầu tiên tại VN (vốn đầu tư Thụy Điển) vừa vào vận hành tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2A

      Theo Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt, để KH, CN & ĐMST thực sự trở thành đột phá chiến lược và động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành nước có nền CN hiện đại vào năm 2030, nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, như Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng nêu, Bộ KH&CN  đang đổi mới tư duy, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp lớn về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý KH, CN; nâng cao tiềm lực, trình độ KH&CN; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp ĐMST; tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về KH, CN & ĐMST. Một trong 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành KH&CN năm 2024 là xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển KH, CN & ĐMST; trong đó tập trung sửa đổi quy định về đầu tư, cơ chế tài chính, xử lý tài sản đối với hoạt động KH, CN. Bộ KH&CN đang tham mưu sửa đổi, bổ sung các bộ luật: Tiêu chuẩn & Quy chuẩn kỹ thuật; KH&CN... Một số nghị định cũng sẽ được sửa đổi, bổ sung, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính, đầu tư; qua đó giải phóng các nguồn lực cho phát triển KH, CN.

Khẩn trương nhưng phải phù hợp thực tế

       TS Tạ Minh Tuấn - phó chủ tịch Viện hàn lâm KHXH Việt Nam - cho rằng cần hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển KH, CN & ĐMST. Ông nhấn mạnh, một hệ thống chính sách và pháp luật tốt, phù hợp thực tiễn sẽ đóng vai trò then chốt tạo dựng, thúc đẩy đội ngũ nhà KH, nhà hoạch định chính sách phát triển hùng hậu; tạo môi trường pháp lý ổn định để khuyến khích các nhà KH, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch lâu dài, ổn định; là công cụ đặc biệt quan trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ ý tưởng và các sản phẩm sáng tạo; từ đó thúc đẩy các nghiên cứu, đổi mới, phát minh, sáng chế; tạo dựng niềm tin, động lực thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực KH, CN và ĐMST; thúc đẩy hợp tác quốc tế về KH, CN; qua đó mở rộng khả năng tiếp cận kiến thức, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới, kiến tạo thị trường KH… Để KH, CN và ĐMST đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới, trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì cần thực hiện những đổi mới mạnh mẽ, toàn diện mang tính đột phá trong trong tư duy người hoạch định chính sách, trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho KH, CN & ĐMST phát triển.

        Ông Nguyễn Nam Hải - vụ trưởng Kế hoạch & Tài chính, Bộ KH&CN - cho rằng cần thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để những nội dung mới hình thành, phát triển trong thực tiễn, đồng thời giải quyết các bất cập trong thực tiễn thi hành Luật. Theo ông Hải, các chính sách của đề nghị xây dựng Luật bao gồm: Hoàn thiện quy định về thành lập, đăng ý và hoạt động của tổ chức KH&CN; Hoàn thiện quy định đối với cá nhân hoạt động KH&CN; Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ KH&CN; Sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH, CN và ĐMST; Thúc đẩy ĐMST và khởi nghiệp ĐMST; Hoàn thiện quy định để thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH, CN và ĐMST.

                                                                                         Hùng Cường

 

 

Cùng chuyên mục

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền

Trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, giữ vai trò kiến tạo, phát triển, trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền.