Từ 1/7/2025, dự kiến mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng/tháng
(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
Ngày 24/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Viết Trọng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH xây dựng - thương mại - dịch vụ Trọng Trí) và bị can Hoàng Duy Sơn (nguyên Phó giám đốc Công ty Trọng Trí) về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Tháng 3-4/2023, ông Lê Viết Trọng và ông Hoàng Duy Sơn đã làm giả 26 hóa đơn giá trị gia tăng nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH xây dựng - thương mại - dịch vụ Trọng Trí để tham gia dự thầu gói thầu công trình đường sản xuất liên xã Phước Đức - Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam.
Công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng BK Quảng Nam là bên mời thầu.
Vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra làm rõ.
Vào hồi giữa tháng 12, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng có hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", gồm: Nguyễn Văn Quân (SN 1991; ngụ huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa); Phan Văn Lợi (SN 1989; ngụ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) và Trần Quốc Tuấn (SN 2001; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM).
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, thực hiện kế hoạch đấu tranh mở rộng chuyên án đối với nhóm đối tượng có hành vi sản xuất, làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện một nhóm đối tượng sinh sống tại các tỉnh, thành phía Nam có nghi vấn hoạt động sản xuất, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, như: Căn cước công dân, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, tem và giấy chứng nhận đăng kiểm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại văn bằng, chứng chỉ khác với số lượng lớn, phạm vi cung cấp trên toàn quốc, trong đó có nhiều "khách hàng" tại Thanh Hóa.
Qua 2 tháng điều tra, công an đã làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trên. Trong đó, Nguyễn Văn Quân và Trần Quốc Tuấn là các đối tượng trực tiếp tiến hành chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh và thực hiện các bước in ấn ra sản phẩm, trong khi Phan Văn Lợi có vai trò tìm kiếm khách hàng và tiến hành các thủ tục giao dịch đối với các sản phẩm mà Nguyễn Văn Quân làm giả.
Nhằm qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng đã tạo ra nhiều tài khoản Zalo ảo được đăng kí bằng số điện thoại không chính chủ rồi tham gia vào các hội, nhóm để chào mời, tìm kiếm khách hàng.
Khi có khách hàng, tùy sản phẩm, các đối tượng sẽ thu phí của khách từ 500.000 đến 2 triệu đồng và yêu cầu khách phải chuyển tiền cọc trước từ 20 - 30% tổng chi phí.
Hiện nay, việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: Các chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe,…
Theo đó, hành vi làm giả tài liệu, con dấu và hành vi sử dụng tài liệu, con dấu giả được hiểu như sau:
- Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng những phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.
Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thể) mà không cần biết những con dấu, tài liệu giả này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng các con dấu, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm con dấu, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.
Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả con dấu, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.
Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
"Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Như vậy, người nào phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan tổ chức tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 07 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
(PLPT) - Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
(PLPT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện hoả tốc về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
(PLPT) - Theo dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu sẽ bị xử phạt 5-7 triệu đồng.
(PLPT) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; phạm vi và độ cao chướng ngại vật phòng không của trận địa phòng không; chế độ chính sách đối với người được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân.
(PLPT) - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 122/2024/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, quy định cụ thể những nội dung quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định.