Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, tính thuế thu nhập cá nhân thế nào?

Yến Nhi Thứ sáu, 20/12/2024 - 11:52

(PLPT) - Khi doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, nhiều người băn khoăn về cách tính thuế thu nhập cá nhân sẽ khác so với có hợp đồng chính thức. Vậy, trong trường hợp này, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính như thế nào?

Ảnh minh họa.

Những cá nhân dù không ký hợp đồng lao động nhưng có thu nhập từ 02 triệu đồng/ lần trở lên thì các cá nhân, tổ chức trả thu nhập phải trích 10% tiền lương của người lao động để đóng thuế TNCN theo công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Như vậy, dù người lao động không ký hợp đồng lao động vẫn phải thực hiện đóng thuế TNCN theo quy định pháp luật. Thuế TNCN có vai trò không chỉ quan trọng với Ngân sách Nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy công bằng xã hội. Do vậy, các cá nhân phải thực hiện việc nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.

Không ký hợp đồng lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc khấu trừ thuế đối với các trường hợp khác như sau: "Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (điểm c, d khoản 2 Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động."

Như vậy, với những cá nhân không ký hợp đồng lao động nếu có tổng thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải đóng thuế TNCN với mức thuế suất 10%.

Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi đơn vị/cá nhân chi trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Ngoài ra, trước khi thực hiện cam kết thuế TNCN (Mẫu 08/CK-TNCN), người lao động phải đăng ký thuế và có MST tại thời điểm thực hiện cam kết.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Trước khi tính thuế TNCN, người nộp thuế cần xác định được là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú bởi cách tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối 2 đối tượng này là khác nhau. Cụ thể:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Các công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - các khoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.

Người nộp thuế áp dụng các công thức tính số (1),(2),(3), để tính mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được.

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế

Các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương tiền công gồm:

- Khoản tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong thời gian hành chính.

- Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu của nước ngoài.

Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế áp dụng công thức số (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm

- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 132 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu/ tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

- Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Để tính thuế suất người tính thuế áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007 theo bảng sau:

Bảng biểu thuế luỹ tiến từng phần.

Lưu ý: Phần thu nhập tính thuế không phải toàn bộ tổng thu nhập mà người lao động nhận được.

Như vậy, căn cứ theo phần thu nhập tính thuế/tháng/năm của mình để xác định mức thuế suất tương ứng

Áp dụng công thức (1) khi bạn đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất bạn sẽ tính ra được thuế thu nhập cá nhân cần nộp.

Như vậy khi đã biết được "thu nhập tính thuế" và "thuế suất" sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:

1. Phương pháp lũy tiến bằng cách tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến

2. Phương pháp rút gọn bạn tính thu nhập tính thuế và áp dụng bảng dưới đây để tính ra số thuế TNCN phải nộp:

Bảng cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản.

Trường hợp 2: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).

Lưu ý: Trừ các trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện trên.

Công thức tính thuế TNCN phải nộp áp dụng như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Theo quy định thì các cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế > 0 sẽ phải nộp thuế thu nhập với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế;

Các khoản được giảm trừ gồm: khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp khuyến học, nhân đạo, làm từ thiện.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế TNCN phải nộp đối với cá nhân không cư trú sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thế nhận được trong kỳ tính thuế và được xác định như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.

Tạo thuận lợi thực hiện cách thu thuế mới đối với hộ kinh doanh

Tạo thuận lợi thực hiện cách thu thuế mới đối với hộ kinh doanh

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Trả lời câu hỏi chất vấn của một số ĐBQH liên quan đến chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Thắng cho biết, Bộ đang chuẩn bị đồng bộ các biện pháp hỗ trợ về pháp lý và công nghệ tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện cách thu thuế mới đối với

Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).