Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản
(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.
Theo BHXH Việt Nam, Luật BHYT quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT và có phạm vi hưởng BHYT như nhau; người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm.Ngoài ra, được quỹ BHYT chi trả đầy đủ các chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Chính sách BHYT có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tham gia BHYT không chỉ là quyền lợi của mỗi người dân mà còn là thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tinh thần tương thân tương ái để chia sẻ với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe.
Hiện nay, quỹ BHYT thực hiện chi trả chi phí điều trị cho tất cả các bệnh hiểm nghèo như nhóm bệnh về: tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… Đây là các nhóm bệnh sẽ phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, có chi phí điều trị lớn.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người dân tham gia BHYT đi KCB được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, được quỹ BHYT chi trả lên tới hàng tỷ đồng. Nhờ đó, người bệnh vượt qua khó khăn về kinh tế để yên tâm tiếp tục điều trị bệnh.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024, nhiều trường hợp đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí lớn. Người bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao nhất là hơn 4,465 tỷ đồng, có mã thẻ TE1303622XXXXXX (sinh năm 2019, trú tại phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) với chẩn đoán bệnh chính là "tăng huyết áp, đái tháo đường type, suy thận". Người bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao thứ 2 là 4,372 tỷ đồng, có mã thẻ TE1171721XXXXXX (sinh năm 2018, trú tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) với chẩn đoán bệnh chính là "thiếu yếu tố VIII di truyền".
Người bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao thứ 3 là hơn 3,687 tỷ đồng, có mã thẻ TE1242422XXXXXX (sinh năm 2018, trú tại xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) với chẩn đoán bệnh chính là "bệnh tích lũy glycogen".
Người bệnh có mã thẻ TE1262621XXXXXX (sinh năm 2018, trú tại phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả hơn 3,684 tỷ đồng cho căn bệnh "hội chứng loạn sản tủy xương, bệnh bạch cầu cấp loại tế bào không xác định".
Cùng bị "bệnh tích lũy glycogen", các bệnh nhi có mã thẻ TE1353521XXXXXX (sinh năm 2019, trú tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), TE1010131XXXXXX (sinh năm 2021, trú tại xã Phú Phương, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), TE1797939XXXXXX (sinh năm 2020, trú tại phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), TE1262621XXXXXX (sinh năm 2021, trú tại xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), TE1363622XXXXXX (sinh năm 2020, trú tại xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), TE1262621XXXXXX (sinh năm 2022, trú tại phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả từ 2,534 tỷ đồng đến hơn 3,635 tỷ đồng.
Theo BHXH Việt Nam, cùng với ngân sách nhà nước, quỹ BHYT là nguồn tài chính đóng góp đáng kể cho việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ BHYT thực hiện chi trả với số tiền hơn 100 nghìn tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh BHYT. Nhờ đó, người dân được giảm đáng kể các khoản chi phí dành cho y tế, đặc biệt với nhiều người mắc bệnh nặng, mãn tính… khi được quỹ BHYT chi trả tiền KCB đã có thêm động lực, vượt qua khó khăn bệnh tật.
Cùng với đó, quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT. Chất lượng khám chữa bệnh BHYT cũng ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ y tế hiện đại, hiệu quả cao.
(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.
(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.
Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.