Nhiều nước phản ứng với chính sách thuế quan mới của Mỹ
Thứ năm, 03/04/2025 - 16:17
Nghe audio
0:00
Ngoài mức thuế cơ bản 10%, chính quyền Trump cũng sẽ áp dụng thuế đối ứng đối với các quốc gia khác mà Nhà Trắng coi là có sự mất cân bằng thương mại với Mỹ.
Ngày 2/4, Quốc hội Brazil đã nhất trí thông qua dự luật cho phép chính phủ nước này đưa ra các giải pháp đáp trả mức thuế quan 10% của Mỹ đối với hàng hóa của Brazil sau thông báo của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đối ứng.
Theo đó, Hạ viện Brazil đã thông qua dự luật cho phép chính quyền của Tổng thống Lula da Silva được đưa ra các biện pháp trả đũa đối với quyết định của Tổng thống Trump áp tối thiểu 10% thuế đối 10% hàng hóa nhập khẩu từ Brazil.
Trước đó, hôm 1/4, Thượng viện Brazil cũng đã thông qua dự luật có tên gọi "Luật đối đẳng kinh tế" này.
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều quốc gia châu Âu đã có những phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới vào cuối giờ chiều ngày 2/4 theo giờ Mỹ, tức rạng sáng nay theo giờ Việt Nam.
Trên mạng xã hội X, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đánh giá: "Doanh nghiệp tự do và cạnh tranh đã đặt nền tảng cho thành công của phương Tây. Đây là lý do vì sao người Mỹ có thể nghe nhạc trên Spotify của Thụy Điển và chúng tôi, những người Thụy Điển, có thể nghe cùng một bản nhạc trên iPhone của Mỹ... Tôi vô cùng tiếc nuối về cách thức mà Mỹ đã lựa chọn khi tìm cách hạn chế thương mại thông qua việc áp thuế quan cao hơn".
Từ Đan Mạch, Ngoại trưởng Lars Lokke Rasmussen bình luận: "Tôi thấy bối rối... Không có ai thắng, mà tất cả đều thua. Thay vì xây tường, chúng ta nên phá bỏ rào cản. Châu Âu cần đoàn kết. Châu Âu sẽ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ và tương xứng".
Tại châu Á, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đã tổ chức cuộc họp khẩn vào đầu giờ sáng nay để thảo luận chiến lược ứng phó với kế hoạch áp thuế đối ứng 25% của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp Nội các để thảo luận về các phản ứng của Canada trước các mức thuế mới của Mỹ, Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố nước này sẽ thực hiện những biện pháp ứng phó một cách mạnh mẽ và có chủ đích.
Nhà lãnh đạo Canada nêu rõ Chính phủ nước này sẽ phản đối thuế của Mỹ đối với ôtô nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ các lao động bị ảnh hưởng. Ông Carney cũng phản đối thuế đối ứng của Mỹ, cho rằng chính sách này sẽ làm "thay đổi cơ bản hệ thống thương mại toàn cầu". Canada và Mexico không nằm trong danh sách mục tiêu bị Mỹ áp thuế đối ứng lần này, do đã bị áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trước đó.
Trong một diễn biến khác, New Zealand cũng bác bỏ lập luận của ông Trump về mức thuế 20% mà nước này áp dụng lên hàng hóa Mỹ. Bộ trưởng Thương mại Todd McClay cho biết biểu thuế mà Nhà Trắng đưa ra không phản ánh đúng thực tế, đồng thời yêu cầu giới chức New Zealand làm rõ vấn đề này.
Từ London, Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng nhấn mạnh: "Chiến tranh thương mại không có lợi cho bất kỳ ai". Thủ tướng Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Anh cũng nói rõ London đã chuẩn bị cho mọi tình huống và không loại trừ "bất cứ điều gì".
Rạng sáng ngày 3/4 theo giờ Việt Nam, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và mức thuế cao hơn đối với các đối tác thương mại lớn nhất.
Phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đây là một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ khi ông công bố loạt chính sách thuế mới.
"Ngày 2/4 sẽ mãi mãi được ghi nhớ là ngày ngành công nghiệp Mỹ được tái sinh. Trong nhiều thập kỷ, đất nước chúng ta đã bị lợi dụng bởi cả các đồng minh lẫn đối thủ," ông Trump tuyên bố.
Theo số liệu từ Reuters, mức thuế mới của Mỹ đối với một số quốc gia và khu vực bao gồm: Trung Quốc (34%), Liên minh châu Âu (20%), Nhật Bản (24%), Hàn Quốc (25%), Thụy Sĩ (31%), Anh (10%), Malaysia (24%), Ấn Độ (26%), Brazil (10%), Indonesia (32%), Việt Nam (46%), Singapore (10%), Ukraine (10%), Venezuela (15%).
Diễn biến đầy kịch tính của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm 2024 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Việc ông Donald Trump giành thắng lợi áp đảo về phiếu đại cử tri và chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20-1-2025 được giới chuyên gia nhận định sẽ dẫn đến sự điều chỉnh sâu rộng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đa chiều tới quan hệ quốc tế.
Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...
Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.
Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.
Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng
Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.