Tầm nhìn - Chính sách

Ông Lê Minh Trí làm Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao

Nhật Duy Thứ hai, 26/08/2024 - 15:46
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

Trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Nội quy Kỳ họp Quốc hội, Tờ trình của Chủ tịch nước, Biên bản kiểm phiếu ngày 26/8/2024, Nghị quyết quyết nghị: ông Lê Minh Trí, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2021-2026.

Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí phát biểu nhậm chức. (Ảnh: quochoi.vn)

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua. Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 8 thông qua ngày 26/8/2024.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 438/438 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,06%). Như vậy, với đại đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Trí.

Thực hiện nghi thức Tuyên thệ nhậm chức, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.

Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí tuyên thệ. (Ảnh: quochoi.vn)

Ông Lê Minh Trí sinh năm 1960, quê ở huyện Củ Chi, TPHCM. Ông có trình độ Cử nhân An ninh nhân dân và Cử nhân Luật.

Ông Trí là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII (từ 8/2024) và đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Quá trình công tác của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí:

- Tháng 9/1978 - 4/1979: Nhân viên, Trường Bổ túc sỹ quan Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 5/1979 - 9/1981: Nhân viên, Phòng Đào tạo cán bộ, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 10/1981 - 9/1986: Học viên, Trường Đại học An ninh nhân dân.

- Tháng 10/1986 - 7/1990: Chi ủy viên, Phó Đội trưởng; Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Tham mưu an ninh, Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 8/1990 - 3/1992: Phó Trưởng Phòng A12b, Bộ Nội vụ, Thư ký Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

- Tháng 4/1992 - 2/2000: Cán bộ biệt phái cấp hàm Trung tá An ninh, Thư ký Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 3/2000 - 12/2002: Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 1/2003 - 8/2005: Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 9/2005 - 1/2010: Thành ủy viên, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 2/2010 - tháng 4/2013: Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 5/2013 - 12/2015: Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

- Tháng 1/2016 - 4/2016: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

- Tháng 4/2016 - ngày 15/8/2024: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, khóa XIII, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 -2021), khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026).

- Từ ngày 16/8/2024 - 26/8/2024: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XV.

- Chiều 26/8/2024, Quốc hội đã bầu ông Lê Minh Trí giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Theo Luật Tòa án nhân dân, Chánh án TAND Tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án TAND Tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Chánh án TAND Tối cao có nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử của TAND Tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chánh án làm chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao; trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.

TAND Tối cao hiện có 5 Phó chánh án là các ông Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Văn Du, Dương Văn Thăng (Chánh án tòa Quân sự Trung ương), Nguyễn Văn Tiến và Phạm Quốc Hưng.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều