Chiều 26/8, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, 439/439 đại biểu Quốc hội có mặt (91,27% tổng số đại biểu Quốc hội) đã bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao với ông Nguyễn Huy Tiến.
Với việc Quốc hội thông qua nghị quyết này, ông Nguyễn Huy Tiến trở thành người kế nhiệm ông Lê Minh Trí - người vừa được bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.
Quá trình công tác của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến:
- Tháng 10/1988 - 10/1990: Cán bộ VKSND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Tháng 11/1990 - 2/1993: Kiểm sát viên sơ cấp, VKSND thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Tháng 3/1993 - 8/1995: Kiểm sát viên sơ cấp, VKSND tỉnh Thái Bình.
- Tháng 9/1995 - 2/2001: Kiểm sát viên trung cấp, Phó Trưởng phòng VKSND tỉnh Thái Bình.
- Tháng 3/2001 - 9/2005: Kiểm sát viên trung cấp, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), VKSND tối cao.
- Tháng 9/2005 - 9/2007: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), VKSND tối cao.
- Tháng 10/2007 - 2/2011: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), VKSND tối cao.
- Tháng 3/2011 - 5/2013: Kiểm sát viên VKSND tối cao, Đảng ủy viên, Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), VKSND tối cao.
- Tháng 6/2013 - 5/2015: Kiểm sát viên VKSND tối cao, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình.
- Tháng 6/2015 - 4/2017: Kiểm sát viên cao cấp (chuyển xếp theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014), Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội.
- Tháng 5/2017 đến ngày 4/9/2018: Kiểm sát viên cao cấp, Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) VKSND Tối cao.
- Từ ngày 5/9/2018 đến tháng 4/2020: Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn VKSND Tối cao.
- Tháng 5/2020 đến 26/8/2024: Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy VKSND Tối cao.
Chiều 26/8/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc bầu Viện trưởng VKSND Tối cao nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao.
Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Việt Nam. Đây là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện KSND Tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện KSND, Viện trưởng Viện KSND Tối cao có quyền quy định bộ máy làm việc của Viện KSND Tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn...
Viện trưởng Viện KSND Tối cao có quyền trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Kiểm sát viên Viện KSND Tối cao. Đây cũng là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.