Chính sách mới

Quy định mới về quyền, trách nhiệm người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Khánh Huyền Thứ hai, 30/12/2024 - 10:47

(PLPT) - Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp mà mình làm đại diện vốn để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 167/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.

Chính phủ vừa ban hành quy định mới về quyền, trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước

Nghị định số 167/2024/NĐ-CP nêu rõ quyền, trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và các nội dung sau:

Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp mà mình làm đại diện vốn để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định.

Trước khi chỉ đạo người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản xin ý kiến gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp (đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên). Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi kèm theo: Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp), cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên. Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (trừ tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước) phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm được phân phối theo thứ tự như sau:

Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).

Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.

Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp (nếu Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có quy định việc trích lập Quỹ này).

Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Lợi nhuận còn lại thực hiện chia hết bằng tiền, bằng cổ phiếu cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn Nhà nước góp trong doanh nghiệp thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Nghị định nêu rõ, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần thuộc phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước để thực hiện dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương dự án. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hiệu quả, không tạo kẽ hở để tham ô, tham nhũng, nếu vi phạm thì xử lý theo quy định pháp luật.

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm theo thứ tự như doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên nêu trên.

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm cho phù hợp, trong đó phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo Điều lệ, Quy chế quản lý tài chính được chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn Nhà nước góp trong doanh nghiệp này thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính

Nghị định nêu rõ, đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước, việc phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Định kỳ trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp, người đại diện phần vốn Nhà nước báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp đối với doanh nghiệp mà mình được cử làm đại diện vốn Nhà nước. Báo cáo của người đại diện phần vốn Nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Cùng chuyên mục

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất từ 1/7/2025

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất từ 1/7/2025

Chính sách mới -  5 ngày trước

(PLPT) - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt là cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Chính sách mới -  1 tuần trước

(PLPT) - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Chính sách mới -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định mới nhất về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Quy định mới nhất về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Quy định mới về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Quy định mới về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Chính sách mới -  3 tuần trước

(PLPT) - Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BCA quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân.

Chi tiết danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chi tiết danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chính sách mới -  3 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông từ 22/4/2025

Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông từ 22/4/2025

Chính sách mới -  3 tuần trước

(PLPT) - Thời gian thực dạy của giáo viên THCS, THPT là 35 tuần thay vì 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục như quy định cũ.

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước từ 15/3/2025

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước từ 15/3/2025

Chính sách mới -  3 tuần trước

(PLPT) - Từ ngày 15/3, Chính phủ Việt Nam quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 12 nước. Chính sách này sẽ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm tới.