Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đề cập sự cần thiết ban hành dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trước yêu cầu mới từ thực tiễn quản lý và hội nhập quốc tế, kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành tại Luật số 69/2014/QH13, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ trình dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13 là cần thiết.
Về đối tượng áp dụng khi xây dựng chính sách đã xác định "Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác" là doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ.
Trong quá trình nghiên cứu cụ thể khi xây dựng dự thảo Luật, để đảm bảo thống nhất với nguyên tắc nhà nước quản lý theo dòng vốn đầu tư và theo đúng phần vốn góp tại doanh nghiệp, trên cơ sở ý kiến đề nghị của các doanh nghiệp, các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan, Chính phủ thống nhất dự thảo Luật không đưa đối tượng doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác vào trong phạm vi điều chỉnh của Luật và giao cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước chịu trách nhiệm.
Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm: Bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng chính sách); Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thẩm tra về dự thảo luật, về vấn đề phân phối lợi nhuận và sử dụng quỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội (TCNS) Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban TCNS cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Ủy ban nhận thấy, quy định của dự thảo Luật sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; đảm bảo DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp.
Để hoàn thiện Dự thảo Luật, Uỷ ban TCNS đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định cụ thể trong Dự thảo Luật để thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, nguyên tắc nêu trên.
Về mục đích, quan điểm xây dựng Luật, đa số ý kiến tán thành với quan điểm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với phân công rõ, phân cấp mạnh cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và doanh nghiệp; tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nêu tại Tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, một số nội dung tại dự thảo Luật cần được tiếp tục sửa đổi để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc hiện nay.
Về phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng, Ủy ban TCNS nhận thấy, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định tại dự thảo Luật đã bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định về DNNN của Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước, hiện còn có những loại hình doanh nghiệp khác có vốn nhà nước đầu tư mà chưa được quy định trong phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật.
Do vậy, đề nghị cần xem xét, bổ sung phạm vi quản lý, đầu tư vốn nhà nước để có các quy định có tính nguyên tắc trong Dự thảo Luật và đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước này với biện pháp, mức độ quản lý phù hợp.
Về phân phối lợi nhuận và sử dụng Quỹ, Ủy ban TCNS nhận thấy, trích lập tối đa 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đầu tư là phù hợp.
Dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về mục đích sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp theo hướng sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Ủy ban TCNS nhất trí với dự thảo Luật; song, đề nghị bổ sung dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện nội dung này để bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, Dự thảo Nghị định cần quy định cụ thể về thẩm quyền, quyết định, phạm vi, nội dung sử dụng Quỹ, đảm bảo nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp.
Cũng trong chương trình kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập một số vấn đề mang tính quan điểm và một số nội dung cụ thể. Theo đó, Thủ tướng cho biết, qua mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta có các mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước khác nhau, theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn. Song mô hình đến nay vẫn chưa ổn định, bởi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế đang phát triển. Việc định hình mô hình phù hợp, chúng ta đang trong quá trình làm, vừa làm vừa nghiên cứu, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Vừa qua, sau khi chúng ta thực hiện mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì cũng có những cái được, những mặt tích cực, nhưng cũng có mặt chưa được, do đó phải tiếp tục suy nghĩ, tổng kết. Thủ tướng nêu quan điểm, hoạt động của doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, tôn trọng quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng đề xuất quy định hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình, làm sao bảo tồn và phát triển được vốn nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ định hướng và có công cụ kiểm tra, giám sát, không để thất thoát, lãng phí, chống tiêu cực. Song Thủ tướng cũng lưu ý, quy định của pháp luật phải rõ để người làm có thể sáng tạo và không e sợ.
Thủ tướng đồng tình với cơ quan thẩm tra rằng khi đánh giá doanh nghiệp Nhà nước cần đánh giá tổng thể giá trị mang lại, dựa trên hiệu quả chung, không đánh giá từng việc một, tạo không gian khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Thủ tướng nêu ví dụ trong 10 việc được giao, có thể 2-3 việc họ làm chưa tốt, thua lỗ nhưng "tổng thể vẫn dương" là bảo toàn và phát triển vốn.
Thủ tướng cũng đề nghị dự thảo luật nên quy định rõ quản lý tới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (doanh nghiệp F1) hay tới doanh nghiệp F2, F3, F4… và tới người chịu trách nhiệm trực tiếp, còn lại để họ quản lý cấp dưới, tương tự như tinh thần Trung ương quản lý tỉnh, tỉnh quản lý huyện, huyện quản lý xã, Trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không thay huyện, huyện không làm thay xã, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Quản lý doanh nghiệp Nhà nước cũng cần theo cơ chế này, không can thiệp sâu vào các doanh nghiệp F3, F4.
Tóm gọn lại, Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường và thiết kế các công cụ không để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm. Các bộ ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng các công cụ như chương trình, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách, giám sát, kiểm tra, thi đua, khen thưởng, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Cho rằng quy định hiện hành rõ ràng đang có vướng mắc, nên doanh nghiệp nhà nước không đầu tư được nhiều, Thủ tướng đề nghị, những gì đã chín đã, rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì đưa vào luật, những gì còn đang biến động, chưa ổn định thì giao Chính phủ quy định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Từ đó, phát huy được nguồn lực từ hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước tăng cường đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nếu quản lý theo tư duy cũ thì không phát triển được, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội), các đại biểu đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật; đồng thời nhấn mạnh sửa đổi cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.
Các ý kiến tại Tổ 1 đều nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi luật, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trước yêu cầu mới từ thực tiễn quản lý và hội nhập quốc tế, kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành.
Đại biểu Phạm Đức Ấn - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội nêu quan điểm sửa đổi luật cần quan tâm đến các quy định về kiểm tra, giám sát, phòng ngừa. Sửa đổi luật cũng cần tính đến cơ chế đánh giá tổng thể mục tiêu đạt được của doanh nghiệp nhà nước, không đi sâu vào các hành vi cụ thể của doanh nghiệp nhà nước, cần có các quy định đủ thông thoáng, đủ tin tưởng vào đội ngũ doanh nhân vì sự phát triển chung của đất nước.
Các đại biểu khẳng định, việc chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu là sự thay đổi rất lớn, đúng định hướng, bởi nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và quản lý quá chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội. Vì nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân không sẵn sàng đầu tư, nên doanh nghiệp nhà nước phải vào cuộc đầu tư. Đại biểu cho rằng, dự thảo luật vẫn thiếu vắng các quy định thể hiện doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò tiên phong, đi trước mở đường, như công nghệ số, công nghiệp phụ trợ hay thay thế hàng nhập khẩu.
Nếu chỉ quản lý theo hướng giao mục tiêu lợi nhuận, sẽ không đạt được mục tiêu thay đổi mang tính gia tăng cho nhà nước, nên chỉ đi theo lợi nhuận đơn thuần. Do đó, đại biểu đề xuất có thể tách các loại hình doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn để tăng lợi nhuận đơn thuần và loại hình doanh nghiệp nhà nước thực hiện chính sách nhà nước để đạt được các mục tiêu chiến lược cụ thể.
Thảo luận tại Tổ 1, Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho biết, trong luật hiện hành có sự lẫn lộn giữa quyền quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu và đại diện doanh nghiệp, nên khó quy trách nhiệm trong việc để xảy ra thất thoát. Vì vậy, đại biểu bày tỏ đồng tình với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (luật hiện hành chỉ quản lý đối với doanh nghiệp có 50% vốn nhà nước trở lên). Do đó, việc mở rộng quản lý đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% là phù hợp, tuy vậy, cần có nguyên tắc quản lý đối với loại hình này.
Đại biểu đồng tình với các nguyên tắc nêu trong dự thảo luật, nhưng cần bổ sung làm rõ các nguyên tắc: tiền vốn nhà nước đã đầu tư cho doanh nghiệp phải trở thành vốn của doanh nghiệp (nếu quy định vốn của nhà nước thì phải quản lý theo Luật Ngân sách), đồng thời bổ sung quy định nhà nước trở thành người sở hữu cổ phần tương ứng với tỷ lệ vốn góp.
Cùng với đó, cần phân định rõ quản lý vốn nhà nước như thế nào, tránh tình trạng can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, phân định rõ quản lý hoạt động đầu tư tiền của nhà nước vào doanh nghiệp có quyền có thoái vốn, tái cấu trúc vào doanh nghiệp khác hay không; tiền vốn của nhà nước dùng vào mục đích nào, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ra sao?
Đối với quy định về quản lý đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, đại biểu đánh giá cao dự thảo đã quy định các loại vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, tuy nhiên, vốn từ Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp phải là vốn của doanh nghiệp, chứ không phải là vốn của nhà nước.
Thảo luận tại Tổ 10 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị, cần rà soát, xác định rõ phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, tránh chồng lấn với các luật chuyên ngành.
Tham gia phiên thảo luận tại Tổ 10 có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang.
Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị cần rà soát, thiết kế lại cấu trúc của dự thảo luật. Theo đó, dự án luật cần bám sát ba nguyên tắc chính, cụ thể: không quy định lại những nội dung đã được quy định trong các luật khác; xây dựng theo nguyên tắc doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm và xác định đúng phạm vi điều chỉnh của luật, tránh chồng lấn, mâu thuẫn với các luật khác trong hệ thống pháp luật.
Cũng theo đại biểu, nhiều khái niệm trong luật không cần thiết vì đã được quy định rõ ràng trong các luật chuyên ngành khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Mặt khác, cần chú trọng đưa ra định nghĩa rõ ràng, chính xác các khái niệm mang tính then chốt trong dự thảo luật như "quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp" và "vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp";...
Ngoài ra, đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị, Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ nên quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền của chủ sở hữu, không đi sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và các bộ, ngành có liên quan; nghiên cứu bổ sung một điều khoản về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh, cần đảm bảo tính thống nhất của dự án luật trong hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát và xác định rõ các quan điểm chính sách cần thể hiện, từ đó, thiết kế, bố trí nội dung dự thảo luật một cách hợp lý, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra khi đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Về nội dung này, theo kết quả báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật, có tới 33 Bộ luật, Luật liên quan đến quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, một số nội dung của một số Luật sẽ được sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Vì vậy, các ý kiến đại biểu cũng đề nghị, cần tiếp tục hoàn thiện, làm rõ mối quan hệ, nguyên tắc áp dụng pháp luật để bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp với Luật Doanh nghiệp và các luật khác.
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.