Quy định về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ra sao?
Yến Nhi
Thứ năm, 26/12/2024 - 11:50
(PLPT) - Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông là một trong những quy trình bắt buộc và được quy định chặt chẽ trong pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng giữa các cổ đông. Pháp luật hiện hành quy định về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ra sao?
Trường hợp nào Doanh nghiệp nhỏ và vừa được triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông?
Căn cứ pháp lý: Điều 139; Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020
Tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông có thể được
triệu tập họp thường niên hoặc bất thường. Theo đó:
Cuộc họp thường niên được tổ chức
định kỳ hàng năm trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cuộc họp này được tổ chức nhằm thảo luận các nội dung sau:
- Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Báo cáo tài chính hằng năm;
- Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
- Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Cuộc họp bất thường có thể được triệu tập trong các trường hợp:
- Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa xét thấy cần thiết
vì lợi ích của công ty;
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần
phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công
ty;
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
- Trường hợp khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ công ty.
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông tại Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Căn cứ theo Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu
biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Nếu
cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần
thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ
nhất (trừ trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác). Cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ
33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Nếu
cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ
ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai (trừ
trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác). Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các
cổ đông dự họp.
Những ai được triệu tập cuộc họp bất thường của Đại hội đồng cổ đông tại Doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Theo Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, tại doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, đối tượng có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông bao gồm:
- Hội đồng quản trị;
- Ban kiểm soát;
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị
Điểm m Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ một trong những thẩm quyền của HĐQT là duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
Theo Khoản 1 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT có từ 3 - 11 thành viên. Khoản 12 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT.
Như vậy, thành viên HĐQT có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường khi xét thấy vì lợi ích của công ty, tuy nhiên cần phải được sự đồng ý của đa số thành viên HĐQT dự họp tán thành hoặc do quyết định của Chủ tịch HĐQT.
Ban kiểm soát
Theo Khoản 1 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: "Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế."
Ban kiểm soát có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong mọi trường hợp.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
"Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;"
Theo đó, Khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
- Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty."
Như vậy, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% cổ phần phổ thông hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường khi có căn cứ về việc HĐQT:
- Vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông (vi phạm các quyền của cổ đông phổ thông quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020…);
- Vi phạm về nghĩa vụ của người quản lý;
- Ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông tại Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực khi nào?
Thời
điểm có hiệu lực của Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông tại doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt
động theo loại hình công ty cổ phần là kể từ ngày được thông qua hoặc một thời điểm khác được
ghi nhận trong Nghị quyết.
Nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi đạt tỷ lệ tán thành nhất
định. Tỷ lệ này tùy thuộc vào từng nội dung theo quy định pháp luật và Điều lệ
công ty theo quy định tại Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
- Các nội dung được thông qua khi có
số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông
tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành bao gồm:
+ Loại cổ phần và tổng số cổ phần của
từng loại;
+ Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh
doanh;
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công
ty;
+ Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá
trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị
khác;
+ Tổ chức lại, giải thể công ty;
+ Vấn đề khác theo Điều lệ công ty.
- Việc biểu quyết bầu thành viên Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo loại hình công ty
cổ phần phải
thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu.
- Nội dung làm thay đổi bất lợi quyền
và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được thông qua nếu được số cổ
đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở
lên tán thành. Tỷ lệ này cũng áp dụng đối với nghị quyết được thông qua bằng
hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
- Đối với các nội dung không thuộc các
trường hợp nêu trên, tỷ lệ thông qua là trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của
tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành. Tỷ lệ này cũng áp
dụng đối với nghị quyết được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Nếu
nghị quyết Đại hội đồng cổ đông tại doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua với tỷ lệ 100% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết thì nghị quyết đó là hợp pháp và có hiệu lực
ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm
quy định pháp luật và Điều lệ công ty.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại, có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm, Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
(PLPT) - Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo Tập đoàn T&T Group - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn tại Việt Nam - nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi, chiếm đoạt tài sản của người dân.
(PLPT) - Thông báo thành lập Văn phòng luật sư Phước An theo Giấy đăng ký hoạt động số 40.01.0098/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk cấp lần đầu ngày 15/4/2025.
(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2025 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
(PLPT) - Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu mùa thứ tư vừa khép lại với ngôi vị Hoa hậu Nhân ái được xướng tên nữ doanh nhân Phạm Thị Phương - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn NEO Invest.
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm…
(PLPT) - Ngày 15/3 vừa qua, Tập đoàn Flamingo đã khởi công Flamingo Majestic Island Resort tại Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Được phát triển theo mô hình quần đảo retreat resort tiên phong tại Việt Nam, dự án hứa hẹn trở thành điểm đến biểu tượng của du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng siêu sang.
(PLPT) - Sáng ngày 14/3, Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) đã có buổi lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư Anh Nguyên trực thuộc Tập đoàn ANI Group, Công ty Cổ phần Giáo dục Ba Cây Sồi và Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Phoenix.