Pháp luật quốc tế

Rủi ro leo thang chiến tranh toàn diện sau cuộc đụng độ lớn nhất giữa Hezbollah và Israel

Nhật Duy (Theo CNA) Thứ hai, 26/08/2024 - 06:03

(PLPT) - Căng thẳng giữa Hezbollah và Israel leo thang sau vụ giao tranh lớn nhất từ khi xung đột với Hamas bắt đầu. Các phản ứng tiếp theo sẽ quyết định nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện.

Một máy bay không người lái của Hezbollah bị lực lượng không quân Israel chặn lại ở phía bắc Israel. (Ảnh: Getty).

Hôm 25/8, một cuộc đối đầu lớn giữa các lực lượng Hezbollah và Israel diễn ra, đánh dấu cuộc giao tranh quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas bắt đầu. Các chuyên gia dự đoán rằng cách các bên phản ứng trong thời gian tới sẽ quyết định xem kịch bản leo thang toàn diện có dẫn đến một cuộc chiến khu vực xảy ra hay không.

Trong hành động mới nhất, Hezbollah, tổ chức có trụ sở tại Liban, đã phòng hơn 320 tên lửa Katyusha, trúng vào 11 mục tiêu quân sự ở Israel.

Trước đó, quân đội Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào nhiều địa điểm được cho là các điểm phóng tên lửa của Hezbollah tại miền Nam Liban. Tel Aviv cho biết đây là một đòn phản công mà họ cho rằng nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công gây thảm họa lớn hơn.

Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, tuyên bố rằng quốc gia này sẽ có phản ứng mạnh mẽ.

Đồng thời, chuyên gia Stefan Wolff, Giáo sư An ninh Quốc tế tại Đại học Birmingham và Trưởng khoa Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, cho rằng cuộc tấn công phản công của Israel vào Hezbollah cho thấy Israel hiện đang sở hữu đủ khả năng tình báo và quân sự để kiểm soát các đối thủ trong khu vực.

Thời điểm Hezbollah tiến hành cuộc tấn công

Khói bốc lên từ thị trấn Khiam miền Nam Lebanon sáng ngày 25/8. (Ảnh: Reuters)

Thời điểm mà Hezbollah chọn để tiến hành các cuộc tấn công, nhất là các cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô lớn, là điều đáng để lưu ý.

Sự kiện này xảy ra sau chuyến công du thứ 9 của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Đông kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng nổ. Chuyến thăm này đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ tiến triển nào về thỏa thuận ngừng bắn.

Trong khi các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn, được điều phối bởi Mỹ, Ai Cập và Qatar, đã được tiếp tục tại Cairo, Giáo sư Wolff cho rằng các bên vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được một thỏa thuận.

Thêm vào đó, cuộc tấn công diễn ra đúng vào thời điểm Tướng Không quân Charles Quinton Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tới thăm Trung Đông. Điều này phản ánh mức độ ưu tiên mà Washington đặt vào cuộc khủng hoảng này.

Ông Wolff cho rằng, tất cả các dấu hiệu này chỉ ra rằng xung đột có thể leo thang hơn, và các cuộc tấn công của Hezbollah có thể chỉ là những động thái ban đầu trong một chu kỳ xung đột “trả đũa” khác dọc theo biên giới phía bắc Israel.

Hơn nữa, Hezbollah tuyên bố rằng cuộc tấn công vào ngày 25/8 đã hoàn tất “giai đoạn đầu tiên” trong phản ứng của họ đối với vụ ám sát chỉ huy cấp cao Fuad Shukr. Việc cho biết phản ứng đầy đủ sẽ mất “một thời gian” chắc chắn ám chỉ rằng Hezbollah sẽ tiến hành một chiến dịch trả đũa kéo dài.

Iran sẽ phản ứng như thế nào?

Israel không kích các mục tiêu tại phía Nam Lebanon/ Emanuel Fabian.

Tuy vậy, phản ứng từ Iran trở thành yếu tố then chốt trong việc xác định liệu xung đột này sẽ tiếp tục như một cuộc đối đầu nội bộ giữa Israel và Hezbollah, hay sẽ leo thang thành một cuộc chiến khu vực.

Iran tuyên bố sẽ đáp trả sau vụ ám sát lãnh đạo chính trị của Hamas, Ismail Haniyeh, tại Tehran hồi tháng 7, nhưng cho đến nay chưa tiến hành. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang đình trệ và tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng, Iran ít động lực để trì hoãn việc thực hiện hành động trả đũa.

Tuy nhiên, Tehran không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện lời đe dọa của mình – thông qua các lực lượng thân Iran hoặc tự thực hiện hành động.

Ông Wolff cho biết, trong số các lực lượng thân Iran từng mạnh mẽ nhất là phong trào Hamas, tuy nhiên lực lượng này đã chịu tổn thất nặng nề sau nhiều tháng chiến tranh ở Gaza. Trong khi đó, mối đe dọa từ nhóm Houthi ở Yemen chủ yếu vẫn giới hạn ở các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ.

Cuộc tấn công của Iran vào Israel vào tháng 4, với hơn 300 thiết bị bay không người lái và tên lửa nhưng cuối cùng chỉ gây ra ít thiệt hại, đã chứng minh khả năng của Tehran nhưng không đạt được nhiều kết quả. Giáo sư Wolff nhận định rằng bất kỳ cuộc tấn công tương tự nào lần này cũng khó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Israel. Hành động như vậy gần như chắc chắn sẽ kích hoạt một phản ứng quân sự từ Israel, và có thể cả từ Mỹ.

Hiện tại, câu hỏi đặt ra là liệu sự kết hợp về quân sự giữa Israel và Mỹ trong khu vực có đủ khả năng ngăn chặn Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này hay không. Trong trường hợp này, một cuộc chiến tranh toàn diện tại Trung Đông vẫn có thể được tránh.

Đồng thời, ông Wolff nhận định, có thể tránh được một cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông hoặc sự liều lĩnh của tất cả các bên có thể sẽ đẩy khu vực này gần hơn tới vực thẳm.

Cùng chuyên mục

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.

 Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".