Pháp luật quốc tế

Phản ứng của quốc tế trước quyết định có thể tấn công Israel của Iran

Nhật Duy (Theo Jerusalem Post) Thứ ba, 06/08/2024 - 10:58

(PLPT) - Iran đã quyết định tấn công Israel, theo thông tin được Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó chuyển đến Israel. Động thái này đánh dấu một bước ngoặt trong căng thẳng quốc tế và đặt ra nhiều thách thức đối với an ninh khu vực.

Hệ thống chống tên lửa được triển khai sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel vào ngày 14/4 - Ảnh: Reuters.


Iran đã quyết định tấn công Israel, Ngoại trưởng Israel Katz cho biết vào hôm 6/8, trong thời điểm đang có các nỗ lực ngoại giao nhằm tránh bất kỳ hành động quân sự nào thêm có thể châm ngòi cho một cuộc chiến trực tiếp giữa quốc gia này và Iran.

Thông điệp của Iran được Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó gửi đến Israel. Ông Szijjártó đã gọi điện cho ông Katz để giải thích rằng Bộ trưởng Ngoại giao Hungary nhận được thông tin này từ quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri.

"Iran đã thông báo cho chúng tôi rằng họ dự định tấn công Israel. Thế giới nên yêu cầu Iran trả giá cho bất kỳ hành động hung hăng nào mà họ tiến hành ", ông Katz cho biết.

Trong cuộc thảo luận giữa ông Bagheri và người đồng cấp Bahrain, Ngoại trưởng Iran đã nói về quyết tâm của đất nước mình trong việc đáp trả vụ ám sát lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran hồi tuần trước. Hiện Israel chưa nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng nhiều người tin rằng họ đã thực hiện.

"Sự im lặng trước những hành động ngày càng leo thang của Israel sẽ gây hại cho sự ổn định khu vực, đồng thời, sự thờ ơ trước những động thái gần đây của Tel Aviv cũng giống như đang tạo cho họ một động lực", ông Bagheri viết trên mạng xã hội X.

Mỹ tuyên bố, họ tin rằng một cuộc tấn công của Iran có thể xảy ra trong vòng 48 giờ tới. Có lo ngại rằng Iran có thể phối hợp cuộc tấn công của mình với các nhóm như lự lượng Hezbollah ở Lebanon, Houthis ở Yemen, và các nhóm khác ở Syria và Iraq.

Israel đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công khiến chỉ huy Hezbollah Fuad Shukr thiệt mạng ở Beirut vào tuần trước.

Ông Biden chuẩn bị họp với nhóm an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ họp vào chiều ngày 5/8 (giờ địa phương) với nhóm cố vấn an ninh quốc gia để thảo luận về tình hình căng thẳng. Vào cùng ngày, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM), Tướng Michael Erik Kurilla, đến thăm Israel và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi.

Hồi tháng 4, Mỹ, Israel, Jordan, Vương quốc Anh và Pháp đã phối hợp bảo vệ Israel trước một cuộc tấn công trực tiếp từ Iran, với Saudi Arabia ngầm ủng hộ liên minh này.

Theo các báo cáo truyền thông, lần này Saudi Arabia tuyên bố sẽ không cho phép tên lửa hoặc thiết bị bay không người lái (UAV) của Iran bay qua không phận của mình. Jordan cũng cho biết họ muốn duy trì không phận trung lập.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã trao đổi với Thủ tướng Qatar Al Thani và Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty về tình hình căng thẳng khu vực vào ngày 5/8. Trước đó, ông đã thảo luận với các đối tác G7 và Thủ tướng Iraq Mohammed Shia' Al Sudani vào ngày 4/8.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Matthew Miller, nhấn mạnh với các phóng viên rằng khu vực đang ở một thời điểm quan trọng và tất cả các bên cần hành động để kiềm chế leo thang và xoa dịu căng thẳng trong những ngày tới.

Trong khi đó, Sergei Shoigu, thư ký Hội đồng An ninh Nga, đang thăm Iran và gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cùng các quan chức an ninh cấp cao của Iran khi Tehran cân nhắc phản ứng đối với vụ ám sát Haniyeh.

Ông Pezeshkian nhấn mạnh rằng Nga đã luôn sát cánh cùng Iran trong những thời điểm khó khăn, và lập trường chung giữa hai nước trong việc thúc đẩy một thế giới đa cực sẽ dẫn đến an ninh và hòa bình toàn cầu lớn hơn.

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa bình luận công khai về căng thẳng leo thang gần đây ở Trung Đông, các quan chức cấp cao của Nga cho rằng những đối tượng đứng sau vụ ám sát Haniyeh đang tìm cách phá hoại hy vọng hòa bình ở Trung Đông và kéo Mỹ vào hành động quân sự.

Nga đã thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Iran kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine và đã cho biết họ đang chuẩn bị ký một thỏa thuận hợp tác rộng lớn.

Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn tên lửa đạn đạo đất đối đất mạnh mẽ, Reuters đưa tin hồi tháng 2.

Về các cuộc đàm phán của ông Shoigu tại Tehran, ông Miller nói Mỹ không có kỳ vọng rằng Nga sẽ đóng vai trò tích cực trong việc làm dịu căng thẳng ở Trung Đông

Cùng chuyên mục

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.

 Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".