(PLPT) - Sau khi sáp nhập, thành phố Nam Định sẽ có diện tích tự nhiên là 120,90 km2 và quy mô dân số 364.181 người; có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường và 7 xã.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định.
Theo Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 74,49 km2, quy mô dân số là 84.045 người của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Sau khi nhập, thành phố Nam Định có diện tích tự nhiên là 120,90 km2 và quy mô dân số là 364.181 người.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị về thành lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Nam Định; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên, huyện Nam Trực, huyện Xuân Trường, huyện Nghĩa Hưng, huyện Hải Hậu, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định).
Sau khi sắp xếp, thành phố Nam Định có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường: Cửa Bắc, Cửa Nam, Hưng Lộc, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Nam Phong, Nam Vân, Năng Tĩnh, Mỹ Xá, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trường Thi, Vị Xuyên và 7 xã: Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thuận, Mỹ Trung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giải thể Tòa án nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để nhập vào Tòa án nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để nhập vào Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2024.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.