Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tài xế ô tô gây tai nạn tháo chạy làm cán bộ công an bị thương: Gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt như thế nào?

Yến Nhi Thứ tư, 30/10/2024 - 08:04
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Một tài xế ô tô ở TP. Hồ Chí Minh đã làm một cán bộ công an bị thương trong lúc bỏ trốn khỏi hiện trường sau khi gây ra tai nạn giao thông. Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn như thế nào?

Công an làm việc với ông N.A.T. (Ảnh: CA)

Tài xế ô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy làm cán bộ công an bị thương

Ngày 29/10, Công an quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) lập hồ sơ, lấy lời khai ông N.A.T. (43 tuổi, quê Bình Dương) để điều tra, làm rõ về hành vi "Chống người thi hành công vụ".

Ông N.A.T. được xác định là tài xế lái xe ô tô tông người đi đường. Khi lực lượng công an đến giải quyết, người đàn ông này phóng xe tẩu thoát khiến 1 cán bộ công an bị thương.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 0h30 ngày 27/10, ông T. lái ô tô 5 chỗ biển số tỉnh Bình Dương chạy trên đường Phan Văn Trị (phường 7, quận Gò Vấp) bất ngờ va chạm với xe máy chạy cùng chiều do anh Đ.C.B. (31 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cầm lái, chở vợ ngồi sau.

Cú va chạm làm vợ chồng anh B. ngã xuống đường, nhưng ông T. không dừng lại, phóng ô tô tẩu thoát, nên bị anh B. và người đi đường đuổi theo. Di chuyển được khoảng 700 m, ông T. dừng xe, bị người dân đuổi kịp và báo cho công an ra xử lý.

Sau khi nhận được tin báo, Công an Phường 7 - quận Gò Vấp đã cử cán bộ xuống hiện trường, đồng thời báo sự việc về Đội CSGT-TT, Công an quận Gò Vấp để phối hợp xử lý vụ việc.

Thời điểm này, cán bộ Công an Phường 7 đến gần, yêu cầu N.A.T. xuống xe để làm việc nhưng đương sự không chấp hành, sau đó đột ngột điều khiển phương tiện tăng tốc bỏ chạy khỏi hiện trường trong khi cửa xe còn mở khiến cửa xe va chạm nhẹ vào mặt của cán bộ Công an Phường 7 làm xây xát nhẹ.

Mức xử phạt hành vi lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn

Xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm quy tắc tham gia giao thông như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Căn cứ tại Điểm b Khoản 8 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05-07 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể xả xe máy điện), các loại xe tương tư xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ tại Điểm đ Khoản 8 Điều 6 quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03-05 tháng.

Bên cạnh đó, đối với máy kéo xe máy chuyên dùng vi phạm hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tư 05-07 tháng (Điểm c Khoản 8 và Điểm c Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ khác cũng sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Sau khi gây tai nạn, hành vi bỏ trốn của người điều khiển xe có thể sẽ dẫn đến khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý: Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

"Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Quy định về trách nhiệm của người gây ra tai nạn giao thông

Thực tế cho thấy, trong nhiều vụ va chạm giao thông, người gây tai nạn đã vi phạm pháp luật khi bỏ trốn khỏi hiện trường, lợi dụng sự hỗn loạn, tình trạng mất kiểm soát của nạn nhân hoặc địa điểm ít người qua lại, nhằm trốn tránh trách nhiệm.

Căn cứ pháp lý: Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

- Bảo vệ hiện trường;

- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

- Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Đề xuất bỏ cấp 'Tổng cục' để tinh gọn bộ máy

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Đề xuất bỏ cấp "Tổng cục" để tinh gọn bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tư pháp vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, chuyển đổi số thể hiện một sự thay đổi toàn diện, từ cách quản lý, quy trình, đến văn hóa doanh nghiệp, tất cả dựa trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản

Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo tinh vi hơn đã xuất hiện, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với "hướng dẫn" để hoàn tiền thanh toán đơn hàng. Công an Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi để tránh mắc bẫy lừa đảo.

Đại diện Việt Nam lần đầu đăng quang Miss International: Muốn tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, các người đẹp cần đáp ứng điều kiện gì?

Đại diện Việt Nam lần đầu đăng quang Miss International: Muốn tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, các người đẹp cần đáp ứng điều kiện gì?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam - đã xuất sắc vượt qua hơn 70 cô gái đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác để đoạt vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024. Người đẹp, hoa hậu cần những điều kiện gì để có thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?

Đề xuất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên cơ sở thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Đề xuất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên cơ sở thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại, Thủ tướng Chính phủ đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng thực hiện pháp luật cho đội ngũ quản lý, pháp chế của doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?

Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng TP Hà Nội kiểm tra đối với Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy, phát hiện hàng nghìn sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Mất hơn 200 triệu đồng vì bị dụ dỗ mua bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế nào về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'?

Mất hơn 200 triệu đồng vì bị dụ dỗ mua bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế nào về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Nhiều người 'nhẹ dạ cả tin' tin vào những lời dụ dỗ, hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để rồi bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Pháp luật hiện hành quy định xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Đọc nhiều