Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Thanh tra Chính phủ chỉ đạo xử lý dứt điểm 2 vụ việc ở Tuyên Quang

Yến Nhi Thứ năm, 17/10/2024 - 14:44

(PLPT) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Tuyên Quang thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các vụ việc, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân dân.

Thanh tra Chính phủ chỉ đạo giải quyết 2 vụ việc nóng ở Tuyên Quang - 1
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy phát biểu tại buổi tiếp công dân tại trụ sở UBND tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: TTCP)

Ngày 16/10, tại trụ sở UBND tỉnh Tuyên Quang, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ đối với 2 vụ việc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Buổi tiếp dân diễn ra trực tuyến tại các điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương (Hà Nội), trụ sở UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Hàm Yên, UBND huyện Lâm Bình và Tổ dân phố Bắc Mục, thị trấn Tân Yên (huyện Hàm Yên).

Tại buổi tiếp, các đại biểu đã được thông tin về kiến nghị của 2 công dân là bà Đinh Thị Hoa, tổ dân phố Tân Bắc, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên và ông Nguyễn Ngọc Chí, tổ dân phố Nà Mèn, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình. Đây là những công dân đã có đơn đăng ký, có kiến nghị, đề nghị kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bà Đinh Thị Hoa (trú tại tổ dân phố Tân Bắc, thị trấn Tân Yên) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết chế độ hưu trí.

Đối với vụ việc của bà Hoa, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho rằng, đề xuất nguyện vọng của bà Hoa là chính đáng; địa phương đã làm hết trách nhiệm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh xã Xã hội đã có báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, Ban tiếp công dân Trung ương tham mưu Thanh tra Chính phủ đang trình vụ việc với cơ quan chức năng và sớm có báo cáo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy đánh giá cao việc Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã chủ động tiếp dân để tháo gỡ. Để giải quyết dứt điểm vụ việc, ông Huy đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục theo dõi, bám sát và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan liên quan, tiếp tục có ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả giải quyết vụ việc, Tuyên Quang cần báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 31/12.

Phó Tổng Thanh tra đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo sở, ngành liên quan cùng nhau tháo gỡ vướng mắc cho bà Hoa và gần 900 hộ khác có cùng nội dung.

Còn ông Nguyễn Ngọc Chí (trú tại Tổ dân phố Nà Mèn, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình) đề nghị xem xét bồi thường, hỗ trợ cho gia đình khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ suối và cầu vượt suối tại thôn Bản Khiển, xã Lăng Can (nay là thị trấn Lăng Can).

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn cho biết đây là vụ việc chưa được giải quyết, mặc dù đã xác định rõ nguyên nhân và có phương án giải quyết. Thẩm quyền thuộc UBND huyện, tuy nhiên huyện chưa làm hết trách nhiệm.

Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang đề nghị UBND huyện Lâm Bình xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông Chí và điều chỉnh phương án bồi thường cho gia đình này xong trước ngày 16/11.

Kết luận về vụ việc, ông Dương Quốc Huy đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo huyện Lâm Bình rà soát lại nguồn gốc đất và xem xét, sớm giải quyết dứt điểm vụ việc, không để công dân khiếu nại, kiến nghị kéo dài. Địa phương phải báo cáo kết quả giải quyết gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 30/11.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giao Ban Tiếp công dân Trung ương phối hợp với Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các vụ việc, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân dân.

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.