Tầm nhìn - Chính sách

Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư

Nhật Duy Thứ bảy, 03/08/2024 - 10:28
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khai mạc sáng nay (3/8) tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra trong một ngày - ngày 3/8.

Các đồng chí Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)

Hội nghị đã bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với số phiếu bầu đạt tuyệt đối.

Các đồng chí lãnh đạo chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Ngay sau khi được bầu,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì họp báo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: Trí Dũng - TTXVN)

Quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sinh năm 1957, quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Sau 5 năm học tại Đại học An ninh nhân dân, ông Tô Lâm trở thành cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau đó kinh qua nhiều chức vụ ở các đơn vị của Bộ Công an.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN)

Giai đoạn 1988-1993, ông là Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Công an.

4 năm sau, ông lần lượt giữ chức Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị I rồi Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị III, Bộ Công an.

Từ 2006 đến 2009, ông Lâm là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh rồi Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục An ninh I, Bộ Công an. Năm 2007, ông được phong hàm Thiếu tướng và thăng hàm Trung tướng 3 năm sau đó.

Năm 2009, ông đảm nhiệm vai trò Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I, Bộ Công an và trở thành Thứ trưởng Bộ Công an vào tháng 8/2010.

Sau 6 năm giữ cương vị Thứ trưởng, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Công an vào tháng 4/2016. Trước đó 2 năm, ông được phong hàm Thượng tướng.

Đến năm 2019, ông Tô Lâm được phong hàm Đại tướng và giữ chức Bộ trưởng Công an cho đến tháng 5/2024, trước khi được bầu làm Chủ tịch nước.

Tiêu chuẩn bầu Tổng Bí thư

Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ Đảng quy định Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị và bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị.

Theo quy định 214, Tổng Bí thư phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"...

Tổng Bí thư phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy hoặc Trưởng ban, Bộ, Ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều