Tầm nhìn - Chính sách

Trung ương cho thôi chức 4 Ủy viên

Gia Bảo Thứ hai, 05/08/2024 - 06:13

(PLPT) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét Đơn xin thôi giữ các chức vụ của một số đồng chí lãnh đạo cơ quan Trung ương và địa phương.

Ngày 3/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp về công tác cán bộ theo thẩm quyền.

Trong phiên làm việc buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp giới thiệu nhân sự và bầu đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị.

Căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu khẳng định kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thế hệ lãnh đạo đi trước đã gây dựng; duy trì sự đoàn kết, thống nhất và cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, tổ chức thành công Đại hội XIV, đưa đất nước vững bước phát triển trong giai đoạn mới.

Trong phiên làm việc buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét Đơn xin thôi giữ các chức vụ của một số đồng chí lãnh đạo cơ quan Trung ương và địa phương.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị.

Tại thông cáo phát sau hội nghị chiều 3/8, Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy các ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ; Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nguyên: Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa 15 tỉnh Hà Giang; Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa 15 tỉnh Tuyên Quang, đã có một số vi phạm.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm thôi giữ chức Ủy viên Trung ương khóa XIII. (Ảnh: ST)

Các nhân sự trên được xác định vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, các ông đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công.

Ông Lê Minh Khái. Ảnh: TTXVN.

Ông Lê Minh Khái 60 tuổi, quê ở Bạc Liêu, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12, 13; Bí thư Trung ương Đảng khóa 13; đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông từng là cán bộ kế toán của Liên hiệp Khoa học sản xuất In - LIKSIN, TP HCM; kiểm toán viên, kiểm toán trưởng tại Kiểm toán Nhà nước khu vực phía Nam, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.

Tháng 10/2017, ông trở về Trung ương làm Tổng Thanh tra Chính phủ. Từ tháng 4/2021 đến nay, ông giữ cương vị Phó thủ tướng, được phân công theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực khối kinh tế tổng hợp như kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, thị trường vốn, chứng khóan, dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, chi ngân sách nhà nước...

Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 hiện có bốn Phó thủ tướng giúp việc cho Thủ tướng Phạm Minh Chính, gồm các ông Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long.

Ông Đặng Quốc Khánh.

Ông Đặng Quốc Khánh 48 tuổi, quê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 (dự khuyết), 13; đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Ông Khánh từng là chuyên viên Phòng thẩm định thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh, sau đó kinh qua nhiều chức vụ ở tỉnh này như Giám đốc Sở Xây dựng, Bí thư huyện Nghi Xuân, Phó chủ tịch tỉnh. Năm 2016, khi nhậm chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ở tuổi 40, ông là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước. Tháng 7/2019, Bộ Chính trị điều động ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tháng 5/2023, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Nguyễn Xuân Ký.

Ông Nguyễn Xuân Ký 52 tuổi, quê tỉnh Nam Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh. Ông từng giữ nhiều chức vụ ở tỉnh Quảng Ninh, gồm Bí thư Tỉnh đoàn, Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Móng Cái, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 9/2019, ông Ký là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Ông Chẩu Văn Lâm. Ảnh: TTXVN.

Ông Chẩu Văn Lâm 57 tuổi, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13; Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; đại biểu Quốc hội khóa 14. Sau 4 năm công tác trong tổ chức đoàn, ông Lâm làm Phó chủ tịch huyện Na Hang khi 29 tuổi. Ông sau đó có nhiều năm công tác tại Tuyên Quang, từng giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh. Từ tháng 5/2015 đến nay, ông giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.