Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Thủ đoạn xuyên tạc việc củng cố lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thứ tư, 24/07/2024 - 12:27

Ngày 1/7 vừa qua, các địa phương trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định địa vị pháp lý, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tuy nhiên, nhiều đối tượng xấu đã cố tình tung ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc, hướng lái tiêu cực nhằm kích động sự hoài nghi, mâu thuẫn trong xã hội xung quanh việc thành lập lực lượng này.

Ngay từ giai đoạn xây dựng dự thảo luật, lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân cũng như quá trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã liên tục tung ra các luận điệu xuyên tạc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng này đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.

dbhb.png -0
Các thế lực xấu tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc việc thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Đến nay, khi luật chính thức có hiệu lực, những giọng điệu độc hại, sai trái vẫn tiếp tục được một số báo đài nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam cùng những phần tử xấu trong, ngoài nước tung ra. Họ tung ra những luận điệu như: “lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là gánh nặng cho người dân”, “mục đích thành lập lực lượng này là nhằm đàn áp nhân dân”, “việc gia tăng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở có sở là để quản lý người dân, doanh nghiệp và chính đảng viên để có thể trừng trị bất cứ khi nào”, “lập thêm lực lượng để bòn rút nhân dân”…

Thâm hiểm hơn, bằng những suy luận phiến diện, phi logic, các đối tượng xấu đã công kích, gây chia rẽ mối quan hệ giữa lực lượng Công an và Quân đội bằng giọng điệu như “gia tăng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở để Công an chuẩn bị đấu với Quân đội”! Ngày 26/6, trang Facebook “Chân Trời Mới media” của tổ chức khủng bố Việt Tân đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, cho rằng từ ngày 1/7/2024, Bộ Công an sẽ ngày càng phình to ra và “luật này ban hành là để trói buộc, gò ép người dân”!

Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở thôn, tổ dân phố, làm nòng cốt hỗ trợ Công an cấp xã, giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Theo quy định của pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có 6 nhóm nhiệm vụ gồm: hỗ trợ nắm tình hình về ANTT; hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội; hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở; hỗ trợ tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT khi được điều động.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Đặc biệt, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thực tế cho thấy, những vụ việc, hiện tượng liên quan đến ANTT phần lớn đều xảy ra tại các địa bàn cơ sở, xuất phát từ cơ sở, do đó công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách, là nhiệm vụ tất yếu của đất nước. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở không phải là lực lượng được ra đời mới hoàn toàn. Về mặt bản chất, đây là sự điều chỉnh lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động ở địa bàn cơ sở từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bao gồm Công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và các chức danh đội trưởng, đội phó dân phòng. Thực tế cho thấy, lực lượng này góp phần quan trọng trong đấu tranh làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ bình yên của Tổ quốc. Bởi vậy, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh từ thực tiễn, việc thống nhất các lực lượng kể trên thành lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Do đó, không hề có chuyện “chính quyền gia tăng lực lượng để đàn áp người dân” như luận điệu độc hại mà các đối tượng xấu tung ra.

Trong mối quan hệ giữa lực lượng Công an và Quân đội, những năm qua, các đối tượng xấu luôn tìm đủ mọi cách để kích động hòng tạo mâu thuẫn, hiểu lầm, gây chia rẽ giữa hai lực lượng. Lợi dụng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức có hiệu lực, một lần nữa chúng lại “tát nước theo mưa”, xuyên tạc về sự “đấu đá” giữa Công an và Quân đội. Phải khẳng định rõ, Công an và Quân đội là hai lực lượng có chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng theo Hiến pháp và các luật liên quan. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hai lực lượng này luôn phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rõ: “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là Quân đội để đánh giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hoà bình. Một lực lượng nữa là Công an, để chống địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hoà bình. Lúc chiến tranh thì Quân đội đánh giặc, lúc hoà bình thì tập luyện. Còn Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình lại càng nhiều việc…”. Với vai trò là các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cả Quân đội và Công an đều nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, qua đó tạo môi trường hòa bình, ổn định để đất nước ngày càng phát triển.

Tình hình trong nước thời gian qua cho thấy, mặc dù an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững nhưng nước ta vẫn phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức tiềm ẩn, đe doạ đến sự ổn định và phát triển. Đặc biệt, các thế lực thù địch luôn thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta, tập hợp lực lượng, kích động chống phá ngay từ cơ sở. Trên thực tế, một số tình huống phức tạp nảy sinh ở một số địa bàn, cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng và chưa phát huy hết vai trò của lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở. Để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi “nước chưa nguy”, việc giữ vững ANTT ở địa bàn cơ sơ đóng vai trò then chốt. Bởi vậy, chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, kịp thời nhận diện, đầu tranh với các âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, thấy rõ vị trí, vai trò của lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở trong tình hình mới.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và đồng thời cũng là quyền cao quý của mỗi công dân. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nhận thức rõ sự nghiệp cách mạng mà Đảng khởi xướng, lãnh đạo chỉ có thể thành công nếu phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc. Vì vậy, cùng với việc xây dựng lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Đảng, Nhà nước ta cũng luôn quan tâm, chú trọng đến việc phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân. Suy cho cùng, mục đích của việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính là để huy động sức mạnh nhân dân tham gia giữ gìn ANTT, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Theo: Công an nhân dân

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?