Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài

Thứ năm, 22/08/2024 - 09:43
Nghe audio
0:00

Theo chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lần đầu tiên Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới.

Trước khi bắt đầu phiên toàn thể Hội nghị, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta. (Ảnh: VGP)

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư (Hội nghị) và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài (Diễn đàn).

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, đón 400 kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với chủ đề "Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước", Hội nghị và Diễn đàn diễn ra từ ngày 21-24/8 tại Hà Nội. Trước khi bắt đầu phiên toàn thể Hội nghị, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả dân tộc ta đang nỗ lực và tăng tốc nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Để hiện thực hóa những mục tiêu đó, không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của cộng đồng hơn 6 triệu đồng bào ta ở nước ngoài.

Chính vì vậy, Hội nghị năm nay lựa chọn chủ đề "Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước" với nhiều điểm mới và kỳ vọng. Lần đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, trò chuyện với các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: VGP)

Bộ trưởng cho biết, đây là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand tháng 3 năm nay, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ trưởng kỳ vọng Hội nghị lần thứ 4 lấy trọng tâm là Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 sẽ là một "Hội nghị Diên Hồng", tập trung trí tuệ tập thể, gia tăng đại đoàn kết dân tộc, phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của kiều bào đối với sự phát triển của đất nước, để đồng bào ta ở trong và ngoài nước cùng chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới đã được tổ chức 3 lần vào các năm 2009, 2012, 2016 với sự tham dự trực tiếp của hơn 2.000 đại biểu kiều bào từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ cùng đại diện lãnh đạo của nhiều cơ quan Trung ương và địa phương trong cả nước.

Bộ trưởng cho biết qua 3 lần tổ chức, Hội nghị đã tạo diễn đàn trao đổi chuyên sâu giữa kiều bào với trong nước về những vấn đề mang tính chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các nội dung liên quan tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thực sự trở thành "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài. Những ý kiến quý báu, nhiều kiến nghị chính sách của kiều bào đã được các cơ quan chức năng trong nước tiếp nhận, nghiên cứu và chuyển hóa thành các chính sách, quy định pháp luật.

Từ sau Hội nghị lần thứ 3 (năm 2016), tình hình thế giới, khu vực và tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cộng đồng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Từ khoảng 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2016, đến nay đã có hơn 6 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, số người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 10%, tương đương 600.000 người.

Ở hầu hết các địa bàn có người Việt sinh sống đều đã thành lập tổ chức hội đoàn. Các hội doanh nhân, hội chuyên gia, trí thức người Việt thường xuyên có các hoạt động kết nối với trong nước, tạo thành một mạng lưới rộng khắp, liên kết người Việt cả ở trong và ngoài nước.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ dự Hội nghị. (Ảnh: VGP)

Kiều bào ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong xã hội sở tại. Một số người gốc Việt đã tham gia sâu vào hệ thống chính trị sở tại ở các cấp; nhiều doanh nhân người Việt nằm trong danh sách các tỷ phú của thế giới; nhiều chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ kiều bào được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế. Đồng thời, kiều bào cũng là một trong những cầu nối, đóng góp ngày càng chủ động, tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa sở tại và quê hương đất nước.

Đặc biệt, kiều bào trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong vòng hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước đạt hơn 200 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ. Tính đến hết năm 2023, kiều bào đã đầu tư 421 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD; cùng với đó là hàng ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

* Theo Ban Tổ chức, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai các văn bản Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận 12 của Bộ Chính trị về công tác Người Việt Nam ở nước ngoài; đánh giá kết quả triển khai 20 năm thực hiện Nghị quyết 36, phục vụ việc tổng kết Nghị quyết cũng như xây dựng đường lối của Đảng về Người Việt Nam ở nước ngoài cho Đại hội Đảng lần thứ XIV.

Cùng với đó, tăng cường thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Người Việt Nam ở nước ngoài; tạo diễn đàn để các cơ quan trong nước nắm được tình hình, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của Người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó đẩy mạnh công tác chăm lo, hỗ trợ kiều bào.

Đặc biệt, Diễn đàn năm nay tập trung trao đổi xu thế phát triển của thế giới và khu vực (chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo...), thách thức và cơ hội đối với Việt Nam; phát huy nguồn lực của Người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc phát triển đất nước; mở rộng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo quốc gia...

Được tổ chức trong năm kỷ niệm 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Hội nghị nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo kiều bào.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  52 phút trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  1 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  19 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Tầm nhìn - Chính sách -  21 giờ trước

(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường Cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

Đọc nhiều