Tầm nhìn - Chính sách

Tổ chức mô hình Văn phòng công chứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng vùng miền

Phương Thúy Thứ năm, 29/08/2024 - 16:19

(PLPT) - Tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Các vấn đề lớn được thảo luận như mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng, các loại giao dịch phải công chứng...

Tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã được UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 và được tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của UBTVQH để trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến vào 05 nhóm vấn đề lớn đã được các cơ quan thống nhất tiếp thu, chỉnh lý, bao gồm: Công chứng bản dịch (sửa đổi khoản 1 Điều 2 của Luật Công chứng hiện hành); nghĩa vụ của công chứng viên gia nhập Hội công chứng viên; công chứng điện tử; cơ sở dữ liệu công chứng; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề công chứng.

Bên cạnh đó, cho ý kiến đối với 02 nhóm vấn đề lớn các cơ quan còn có ý kiến khác nhau, gồm: Quy định hay không quy định trong Luật Công chứng các loại giao dịch phải công chứng; về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng (Điều 20).

Văn phòng công chứng tổ chức theo mô hình nào để hoạt động hiệu quả?

Liên quan tới quy định về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng (Điều 20), đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật loại hình tổ chức hành nghề công chứng là Doanh nghiệp tư nhân bên cạnh công ty hợp danh.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: quochoi.vn)

Theo đại biểu, có thể nghiên cứu quy định theo hướng, loại hình Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh được áp dụng đối với Văn phòng công chứng thành lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh. Việc bổ sung mô hình Văn phòng công chứng là Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của Công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, việc bổ sung mô hình Văn phòng công chứng là Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là tạo hướng mở cho việc thành lập văn phòng công chứng, góp phần tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động công chứng, tăng tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức công chứng khi thực hiện các giao dịch mà pháp luật yêu cầu phải công chứng, giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: quochoi.vn)

Mặt khác, Luật hiện hành và dự thảo Luật đều quy định cho phép Văn phòng công chứng được thuê công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng và Luật không giới hạn phạm vi, thẩm quyền công chứng của Công chứng viên theo địa hạt nơi Tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.

Đưa ra quan điểm về nội dung này, đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị nên sửa đổi quy định theo hướng cho phép Văn phòng công chứng được tổ chức theo 02 loại mô hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: quochoi.vn)

Lý giải cho đề xuất nêu trên, đại biểu cho biết, theo quy định tại Điều 177, 188 của Luật Doanh nghiệp, cả hai loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân tuy có sự khác nhau về số lượng thành viên làm chủ doanh nghiệp, nhưng có sự giống nhau là chủ doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động, nghĩa vụ của doanh nghiệp. Như vậy, về mặt mô hình cả 2 loại hình doanh nghiệp này đều có thể tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

Có nên quy định các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng?

Đối với quy định về các loại giao dịch phải công chứng, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, Luật Công chứng là luật hình thức chỉ để tập trung quy định về trình tự, thủ tục công chứng, còn loại giao dịch nào thuộc đối tượng phải công chứng thì do luật nội dung điều chỉnh lĩnh vực đó quy định.

Theo đại biểu, trường hợp nếu bổ sung vào dự thảo Luật này một điều quy định về các giao dịch phải công chứng trên cơ sở tổng hợp các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành, đồng thời quy định mở về “các giao dịch khác mà pháp luật quy định phải công chứng” để dự liệu tình huống phát sinh yêu cầu mới về giao dịch bắt buộc phải công chứng vẫn chưa khắc phục được bất cập là phạm vi thực hiện công chứng vẫn đang được quy định cả trong Luật Công chứng và các văn bản khác. Do đó, việc quy định về phạm vi các giao dịch phải công chứng chỉ quy định trong các luật nội dung là phù hợp.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: quochoi.vn)

Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình đề nghị, để tăng cường tính minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu công chứng giao dịch, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế việc lạm dụng, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, cần bổ sung vào điều 71 của dự thảo Luật quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, tổng hợp quy định của pháp luật hiện hành để xây dựng dữ liệu về các giao dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và thường xuyên rà soát, cập nhật công bố dữ liệu này trên Cổng thông tin của Bộ tư pháp để bảo đảm đầy đủ, chính xác, công khai.

Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đã có 14 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến cơ bản nhất trí với các nội dung lớn đã được tiếp thu, chỉnh lý của dự thảo Luật; đồng thời, các vị đại biểu cũng góp ý vào một số vấn đề cụ thể khác trong dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật chủ trì phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp thu đầy đủ, giải trình chi tiết ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội theo hướng: Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật tạo thuận lợi nhất cho Nhân dân, cơ quan tổ chức trong cả nước trong việc tiếp cận dịch vụ công chứng và dịch vụ chứng thực có liên quan trên khắp mọi miền phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, miền; điều kiện phát triển.

Đồng thời, khắc phục được hạn chế, tiêu cực, bất cập của luật hiện hành; chấn chỉnh những sơ hở vi phạm,.. thời gian vừa qua. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, thực hiện số hóa nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ; phát huy đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề công chứng.

Cùng chuyên mục

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Học tập suốt đời

Học tập suốt đời

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tháng trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.