Ngày 26/8, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh là người kế nhiệm ông Lê Thành Long đã được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng.
Ông Nguyễn Hải Ninh sinh năm 1976, quê xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là Tiến sĩ Luật, Cử nhân Hành chính. Ông Nguyễn Hải Ninh là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 12, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.
Quá trình công tác của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
- Năm 2006: Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội chính Trung ương.
- Năm 2007-2012: Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Cải cách tư pháp, Văn phòng Trung ương Đảng.
- Năm 2013: Vụ trưởng, Thư ký của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
- Tháng 11/2014: Ông Nguyễn Hải Ninh được luân chuyển tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk.
- Tháng 12/2014: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2011-2016.
- Tháng 1/2016: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII.
- Tháng 7/2016 - 3/2019: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016-2021.
- Tháng 3/2019 - 4/2021: Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
- Ngày 30/1/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Hải Ninh được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
- Tháng 4/2021: Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông Nguyễn Hải Ninh tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiều 26/8/2024 Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Hải Ninh giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.