Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.
"Hôm nay, tôi đã ký lệnh ân xá cho con trai tôi là Hunter. Từ ngày nhậm chức, tôi đã nói rằng tôi sẽ không can thiệp vào quá trình ra quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ, và tôi đã giữ lời hứa ngay cả khi tôi chứng kiến con trai mình bị truy tố một cách có chọn lọc...", ông cho biết trong một tuyên bố do Nhà Trắng công bố.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng "Hunter đã bị đối xử khác biệt" so với những người phạm tội tương tự. Ông nhấn mạnh Hunter đã cai nghiện thành công được 5 năm rưỡi, ngay cả khi phải đối mặt với các cuộc kích liên tiếp, RIA Novosti đưa tin.
Tổng thống Biden cho biết ông đã đưa ra quyết định vào cuối tuần. "Không một người lý trí nào nhìn vào sự thật vụ án của Hunter có thể đưa ra kết luận nào khác ngoài việc Hunter bị chỉ trích chỉ vì nó là con trai tôi. Tôi hy vọng người Mỹ sẽ hiểu lý do một người cha, cũng là một tổng thống, đưa ra quyết định này", ông Biden cho biết thêm.
Ông Hunter Biden (54 tuổi) đã bị bồi thẩm đoàn kết tội vào tháng 6 vì khai báo không đúng sự thật trong một giao dịch sử dụng súng và sở hữu súng khi đang sử dụng ma túy hồi năm 2018. Sau đó, ông đã nhận tội vào tháng 9 với tất cả 9 tội danh liên quan thuế.
Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.
Vào 1/12, Tổng thống Biden đã ký lệnh ân xá vô điều kiện cho Hunter Biden, người từng bị buộc tội về các vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Đây là bước đi bất ngờ khi ông Biden trước đó khẳng định sẽ không sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ con trai.
Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Biden cho biết ông cảm thấy con trai mình bị "truy tố có chọn lọc" và trở thành mục tiêu của các đối thủ chính trị, điều mà ông cho là "không công bằng".
Ngày 2/12, phát ngôn viên Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre, đã lên tiếng bảo vệ quyết định của Tổng thống Biden.
Bà cho biết ông Biden tin rằng các đối thủ chính trị sẽ tiếp tục nhắm vào Hunter ngay cả sau khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức.
"Tổng thống tin rằng đối thủ chính trị sẽ không buông tha con trai ông ấy. Đó là lý do tại sao ông ấy quyết định ký lệnh ân xá", bà Jean-Pierre nói.
Bà cũng nhấn mạnh rằng đây không phải lần đầu tiên một tổng thống ân xá cho thành viên gia đình. Bà trích dẫn trường hợp Tổng thống Bill Clinton ân xá cho người anh cùng mẹ khác cha Roger Clinton và ông Donald Trump ân xá cho bố chồng của con gái Ivanka Trump, Charles Kushner.
Quyết định của ông Biden đã gây chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân chủ. Một số nghị sĩ cho rằng ông đã đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích quốc gia, trong khi những người khác lại lập luận rằng đây là hành động cần thiết để bảo vệ gia đình trước sự công kích chính trị.
Đảng Cộng hòa, vốn từ lâu đã chỉ trích Hunter Biden, tiếp tục cáo buộc ông Biden sử dụng quyền lực tổng thống để bao che cho con trai. Trong khi đó, một số thành viên Đảng Dân chủ lo ngại rằng quyết định này có thể làm suy giảm niềm tin của công chúng vào nguyên tắc pháp quyền – một giá trị mà Đảng Dân chủ đã nhiều lần nhấn mạnh khi chỉ trích ông Donald Trump.
Hunter Biden từng nhận tội về các vi phạm thuế vào tháng 9 và đối mặt với bản án dự kiến vào ngày 16/12 tại Los Angeles. Trước đó, một bồi thẩm đoàn đã kết tội ông vào tháng 6 vì khai báo sai trong quá trình kiểm tra lý lịch để mua súng, với bản án dự kiến trong tháng này.
Tuy nhiên, vào tối 1/12, ngay sau khi nhận được lệnh ân xá, đội ngũ pháp lý của Hunter đã đệ đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ mọi cáo trạng.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.