Tầm nhìn - Chính sách

Triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Yến Nhi Thứ năm, 03/10/2024 - 19:26
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở nhằm thực hiện chính sách xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI. (Ảnh: chinhphu.vn)

Tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 03/10, Văn phòng Chính phủ ban hành thông kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Theo đó, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh kế cho người dân có mức sống trung bình, làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

Cùng với đó, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp cận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm tăng cường nguồn lực để thực hiện mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tới.

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành trong tháng 10 việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở nhằm thực hiện chính sách xã hội.

Trong đó, 15.000 tỷ đồng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay.

Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho người dân

Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, quan điểm của Đảng về:

(i) Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới;

(ii) Tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 4/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương: xây dựng, trình ban hành các Nghị định về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (hoàn thành trong tháng 10/2024) trên cơ sở phát huy kết quả đạt được, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững.

Cấp đủ vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý, bảo đảm nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp cận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm tăng cường nguồn lực để thực hiện mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn tới.

Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh kế cho người dân có mức sống trung bình, làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp...

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng, tài chính, lao động, tiền lương… nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội có khả năng tự chủ, phát triển ổn định, lâu dài, bền vững, đủ năng lực để thực hiện hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội nhưng phải phù hợp quy mô, khả năng quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

Sáng 9/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã có cuộc ăn sáng làm việc.

Vật tư, trang thiết bị y tế không đấu thầu được do ngành y tế hay do quy định pháp luật?

Vật tư, trang thiết bị y tế không đấu thầu được do ngành y tế hay do quy định pháp luật?

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị ngành y tế cần nêu rõ việc vật tư, trang thiết bị y tế không đấu thầu được vướng mắc ở đâu, do ngành y tế hay do quy định pháp luật, do bộ, ngành nào?

Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố trực thuộc tỉnh từ 01/11/2024

Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố trực thuộc tỉnh từ 01/11/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Sau Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, thị xã Đông Triều sẽ trở thành thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu từ ngày 1/11/2024.

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối, đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối, đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

Bày tỏ nhất trí với chủ đề ASEAN 2024 về "Thúc đẩy kết nối và tự cường", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt.

Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước

Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

Chiều ngày 8/10/2024, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Tư pháp khẳng định các Bộ, ngành, địa phương sẽ đồng hành, theo sát và cùng cộng đồng doanh nghiệp "tháo gỡ đến cùng" các khó khăn, các vấn đề pháp lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

Chiều ngày 8/10, tại thủ đô Vientiane, Lào, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, làm việc với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào.

Nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang từ 01/01/2025

Nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang từ 01/01/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

(PLPT) - Từ 01/01/2025, huyện Yên Dũng với diện tích tự nhiên 191,74 km2, quy mô dân số là 176.980 người sẽ được sáp nhập vào TP Bắc Giang.

Đọc nhiều