Tham dự Lễ kỷ
niệm có: bà Bùi Thị Nguyệt Ánh - Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Tư
pháp; bà Ngô Quỳnh Liên - Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Hữu Quảng -
Ban Nội chính Trung ương; GS.TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng
tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội.
Về phía trường Đại
học Luật Hà Nội có: TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường
Đại học Luật Hà Nội; TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường; các
Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, PGS.TS Tô Văn Hòa, PGS.TS Nguyễn Bá Bình; nguyên lãnh đạo,
các thế hệ cán bộ, giảng viên Viện Luật so sánh qua từng thời kỳ; đại diện đến từ các khoa, phòng ban
chuyên môn và thế hệ sinh viên thuộc Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chương trình còn có sự hiện diện của các đại biểu đến từ các trường Đại học,
các cơ quan, đoàn thể, các văn phòng Luật và các cơ quan thông tấn báo chí có sự
hợp tác chặt chẽ với Viện Luật so sánh.
Mở đầu lễ kỷ niệm, các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên cùng các vị đại biểu đã vô
cùng xúc động khi cùng nhau nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển Viện Luật so sánh qua thước phim “Viện Luật so sánh - 20 năm hình thành và
phát triển”.
Phát biểu chào mừng, PGS.TS Bùi Đăng Hiếu - Viện Trưởng Viện Luật so sánh chia sẻ: “Đằng
sau những thành tựu mà Viện Luật so sánh đã đạt được trong 20 năm qua là công sức chỉ đạo, hỗ
trợ của lãnh đạo Trường; công
sức của viên chức Viện Luật so sánh thức thâu đêm trằn trọc viết những trang
nghiên cứu, miệt mài trên giảng đường giảng bài cho các em sinh viên; Công sức của các nhà khoa học và
các đồng chí cán bộ chủ chốt, cộng tác viên trong và ngoài trường đã cộng tác
nhiệt tình với Viện để thực hiện các đề tài, tổ chức các hội thảo và nhiều hoạt
động khác; Công sức của các
luật sư và doanh nghiệp đã sát cánh, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Viện;
Công sức của các bạn học viên
và các em sinh viên miệt mài học tập với long tin vào sự dẫn dắt của các thầy
cô giáo Viện Luật so sánh, cùng lập nên nhiều thành tích trong học tập. Thay mặt tập thể viên chức của Viện Luật so sánh, tôi xin được gửi lời cảm
ơn và sự tri ân sâu sắc nhất đối với các nỗ lực của các thầy cô, các đồng chí,
các bạn học viên, sinh viên”.
Viện Luật so sánh đang ấp ủ nhiều kế hoạch cho tương lai và mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, ủng hộ của các thầy cô và các bạn học viên, sinh viên để biến các kế hoạch trở thành thành tựu tiếp theo của Viện.
PGS.TS Nguyễn Hiền Phương - Phó Viện trưởng Viện Luật
so sánh - chia sẻ thêm: “Những năm qua, Viện Luật so sánh đã không ngừng phấn đấu
trở thành đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực luật so sánh. Nhiều
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được các giảng viên của Viện tham gia
và tổ chức thực hiện. Chỉ tính riêng 5 năm gần đây, đã có 8 sách chuyên khảo và
gần 20 bài viết, hội thảo quốc tế, 80 bài viết tạp chí uy tín trong nước được
thực hiện bởi giảng viên Viện Luật so sánh. Những con số đó thể hiện sự nỗ lực
phấn đấu của tập thể Viện.
Trong xu hướng hội nhập và phát triển, lĩnh vực luật
so sánh trở thành vấn đề được chú trọng nghiên cứu với vai trò kết nối văn hoá
pháp lý toàn cầu. Mong rằng sự hợp tác, hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học và đào
tạo của các đơn vị sẽ giúp cho Viện Luật so sánh có được nhiều thành công hơn
trong những chặng đường sắp tới”.
Tiếp theo chương trình,
đại diện Viện Luật so sánh đã công bố các quyết định khen thưởng của Hiệu trưởng Trường Đại học
Luật Hà Nội, trao thưởng và tặng hoa chúc mừng cho 5 tập thể và 15 cá nhân có đóng
góp cho đáng kể cho sự phát triển của Viện Luật so sánh.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, TS.
Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí, Trường
Đại học Luật Hà Nội (nguyên Viện trưởng Viện Luật so sánh) cho biết: “Tôi đã gắn
bó với Viện Luật so sánh được 10 năm và đảm nhận cương vị là Viện trưởng trong 4 năm. Đó là
khoảng thời đủ dài để gắn bó, đồng hành, chứng kiến sự trưởng thành, sự phát
triển của Viện Luật so sánh, để ngày hôm nay, Viện trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu Luật
so sánh hàng đầu của Việt Nam. Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô của Viện Luật so sánh, các thầy cô
của Trung tâm nghiên cứu Luật công và Luật tư đã luôn đồng hành trong suốt thời
gian tôi công tác tại Viện.
Chúc Viện Luật so sánh ngày càng phát triển để luôn là ngọn cờ đầu, đóng vai trò dẫn dắt trong việc nghiên cứu Luật so sánh ở Việt Nam và mong các thầy cô sẽ trở thành tâm điểm kết nối văn hóa pháp lý toàn cầu.
Trong phát biểu của mình tại Lễ kỷ niệm ngày truyền thống của Viện Luật so sánh, GS.TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch VIAC, Tổng
biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển - cam kết nỗ lực hết sức
mình để hỗ trợ Viện Luật so sánh trên bước đường phát triển tiếp theo, cũng như
hỗ trợ cho sự phát triển đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chúc mừng Viện Luật so sánh tuổi 20 đầy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ. Luật so sánh hiện tại đã có những phát triển ở tầm lớn hơn, chúng ta phải đi sâu từng khía cạnh pháp luật để tìm những điều hợp lý. Vì vậy, Viện Luật so sánh cần chú ý coi đó là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Ngọc Tú (Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), bà Hà Kim Anh (Phó Chánh văn phòng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) - đã thay mặt Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tặng Quỹ Khuyến học của Viện Luật so sánh số tiền 30 triệu đồng để trao học bổng cho sinh viên có gia đình chịu thiệt hại nặng nề bởi cơn bão Yagi; những sinh viên có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học, phong trào thanh niên xuất sắc trong học kỳ vừa qua và Câu lạc bộ do Viện Luật so sánh đỡ đầu, có nhiều đóng góp cho trẻ em, cộng đồng - Câu lạc bộ "Công lý vì trẻ em".
Trong những năm qua, các đơn vị tài trợ, đặc biệt là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), đã đồng hành tích cực cùng Quỹ Khuyến học của Viện nhằm hỗ trợ các sinh viên hoàn cảnh khó khăn cũng như ghi nhận, biểu dương những sinh viên có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
Phát biểu tại Lễ kỷ
niệm, TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội - tự hào: “Trường Đại học
Luật Hà Nội có bề dày truyền thống 45 năm xây dựng và
phát triển. Từ năm 2005, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Trường chúng ta đã được Bộ Chính trị xác định xây dựng
trường trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Đến ngày 30/9/2022, theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ đã phê
duyệt Đề án tiếp tục xây dựng trường Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, trung
tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của
Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước,
có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới".
"Với sứ mệnh,
mục tiêu như vậy, Nhà trường đã, đang và sẽ dốc hết nguồn
lực, tâm sức
của mình để thực hiện các mục tiêu đó. Tới giờ phút này, thực tế
đã chứng minh, thành quả mà chúng ta thu được rất đáng tự hào. Từ năm 1979 cho
tới nay, Trường đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vự
từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đến tư vấn, phổ biến giáo dục
pháp luật và hoạt động phục vụ cộng đồng. Đặc biệt, Trường đã đào tạo được rất
nhiều thế hệ học viên, sinh viên không những giỏi về chuyên môn pháp luật, có
trình độ ngoại ngữ thông thạo mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, bản
lĩnh chính trị vững vàng. Trong số đó có những người đảm nhận những vị trí quan
trọng trong hệ thống chính trị, ở những cơ quan trọng yếu của đất nước hay những
người làm nghề tư pháp giỏi, những doanh nhân thành đạt. Đó chính là truyền thống hết sức tự hào của Trường chúng ta. Góp phần
vào bề dày truyền thống 45 năm qua của Trường Đại học Luật
Hà Nội đó là sự đoàn kết, chung sức, đồng
lòng, nỗ lực, phấn đấu
của nhiều tập thể, cá nhân các thế hệ của Nhà trường, trong
đó có Viện Luật so sánh” - TS. Đoàn Trung Kiên khẳng định.
"Điểm lại chặng đường 20 năm phát triển của Viện Luật so
sánh, có thể thấy rằng Viện đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách từ
những ngày đầu thành lập. Nhưng tới thời điểm hiện tại, tôi cũng như lãnh đạo Nhà
trường hết sức vui mừng, phấn khởi vì tập thể lãnh
đạo, viên chức, người lao động của Viện Luật so sánh đã cơ bản khắc phục được những
khó khăn để có được kết
quả như ngày hôm nay. Những thành tích trên đã thể hiện
năng lực, sự cống hiến, nỗ lực không ngừng nghỉ, cũng như tiềm năng có thể phát
triển mạnh hơn nữa trong tương lai của Viện Luật so sánh trong ngôi nhà chung
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thay mặt Lãnh đạo Nhà trường, tôi xin ghi nhận và biểu dương Viện Luật so sánh với những cống hiến và thành tựu mà thầy cô đã đạt được, trở thành một phần quan trọng trong trang sử vẻ vang 45 năm của Nhà trường.
Nhân dịp này, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng như Viện Luật
so sánh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ
Tư pháp, sự ủng hộ, giúp đỡ của các đơn vị trực thuộc
Bộ Tư pháp, của các cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tác của Viện. Tôi cũng mong muốn và đề
nghị các đơn vị thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội quan tâm, phối hợp với Viện Luật
so sánh, tạo các điều kiện thuận lợi để Viện Luật so sánh sớm hoàn thành các mục
tiêu đề ra, góp phần xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường đại học
định hướng nghiên cứu vào năm 2030, trường trọng điểm đào tạo
cán bộ về pháp luật" - TS. Đoàn Trung Kiên nói thêm.
Tiếp nối những thành công của thế hệ đi trước, tập thể giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên của Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội đang tiếp tục truyền thống tự hào, là những người giữ lửa, tiếp tục tham gia các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học với phương châm: trí tuệ, tâm huyết, hiệu quả nhằm tạo nên giá trị và thương hiệu đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung và Viện Luật so sánh nói riêng. Với những kết quả đã đạt được, Viện Luật so sánh vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen cho tập thể đơn vị, ghi nhận những thành tựu của chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?