Tầm nhìn - Chính sách

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ 350 km/h 'thẳng nhất có thể'

Nhật Duy Thứ tư, 25/09/2024 - 16:01

(PLPT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể".

Sáng 25/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9/2024), Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.

Hiện nay, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024.

(Ảnh: VGP)

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại Hà Nội: Tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TP.HCM: Ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt Tp.HCM).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. (Ảnh: VGP)

Cần "thắt lưng, buộc bụng" để tập trung đầu tư

Để tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức, kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, công năng của tuyến đường sắt trên trục Bắc - Nam, báo cáo nghiên cứu tiền khả khi đề xuất: Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.

Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng việc đầu tư một dự án lớn như đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam cần "thắt lưng, buộc bụng" để tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT tiếp thu, quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như các ý kiến đóng góp tâm huyết của bộ, ngành, chuyên gia và nhân dân; tiếp tục cập nhật, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội, tập trung vào những vấn đề có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Cụ thể, ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là Hà Nội đến điểm cuối tại Tp.HCM, cũng cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.

"Bộ GTVT phải phân tích ưu điểm, lợi ích đầu tư toàn tuyến sẽ kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác so với đầu tư trước một số đoạn tuyến. Đánh giá hiệu quả của đường sắt tốc độ cao chuyên vận chuyển hành khách (hoặc kết hợp vận tải hàng hóa khi cần thiết) đối với cả nền kinh tế, chứ không giới hạn trong ngành đường sắt", Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể", "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu".

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm trong trường hợp coi toàn tuyến là một dự án hay có nhiều dự án thành phần; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công.

Ngoài ra, Bộ GTVT cần kiến nghị giải pháp tăng cường phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho địa phương về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ga…, còn Trung ương thống nhất quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều hành….

Đồng thời "phân công nhiệm vụ" cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài, từ quỹ đất hai bên tuyến đường sắt để giảm bớt chi phí, nguồn lực của nhà nước.

"Các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho đường sắt đô thị ở Hà Nội, Tp.HCM cần được xem xét áp dụng cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua", Phó Thủ tướng nêu rõ và nhắc lại "trong dự án phải có cơ chế cho địa phương, doanh nghiệp tư nhân".

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

"Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa,… và các ngành công nghiệp khác phục vụ quốc kế, dân sinh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và triển khai trước một bước công tác đào tạo nguồn nhân lực, để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ, tự chủ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, chế tạo trang thiết bị, vận hành, quản lý… trong ngành đường sắt.

Cùng chuyên mục

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Sáng 18/5 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, cuối giờ sáng ngày 15/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 và Nghị quyết thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.