Xuất hóa đơn điện tử tạo ra "cuộc cách mạng" trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu?
Nam Hoa
Thứ hai, 05/08/2024 - 12:14
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Việc triển khai hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu được coi là giải pháp nhằm kiểm soát hàng hóa và chống gian lận về thuế, được các cấp quản lý rất quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Theo quy định, kể từ ngày 1/1/2024, tất cả doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu bắt buộc phải phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.
Cơ sở pháp lý của việc triển khai hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu
Theo Bộ Tài chính, cơ sở pháp lý để triển
khai áp dụng hoá đơn điện tử với bán lẻ xăng dầu đã khá đầy đủ. Khoản 1 Điều 90
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định nguyên tắc lập, quản
lý, sử dụng hóa đơn điện tử nêu rõ: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người
bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu
và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế
toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Cùng với đó, điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định
số 123/2020/NĐ-CP 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ quy định: Thời
điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách
hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải
đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho
khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể
tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Điểm c khoản 14 Điều 10 Nghị định số
123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn quy định: Đối với hóa đơn điện tử bán
xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải
có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế
của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người
bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Đáng chú ý, điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định
số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa
đơn điện tử quy định: Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì
người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng
mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng
tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.
Như vậy, theo Luật Quản lý thuế số
38/2019/QH14, kể từ ngày 1/7/2022, các quy định về hoá đơn, chứng từ sẽ chính
thức được áp dụng. Việc phải xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán và tổng hợp
dữ liệu gửi về cho cơ quan thuế trong ngày của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ là một "cuộc cách mạng" trong lĩnh
vực này.
Việc triển khai hóa đơn điện tử không chỉ
giúp nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Thuế mà còn hỗ trợ rất tốt cho cả
doanh nghiệp trong công việc kế toán. Chi phí hóa đơn điện tử rẻ hơn hóa đơn giấy,
dễ lưu trữ tốt, có thể sử dụng vào làm thống kê, quyết toán thuế cho doanh nghiệp
và cơ quan Thuế. Hoá đơn điện tử được áp dụng dễ dàng, nhanh chóng, đơn giản,
cho người mua cá nhân, không cần phải ghi đầy đủ thông tin người mua mà chỉ cần
ghi số tiền. Từ đó, giúp tăng cường kiểm soát, quản lý doanh thu, đảm bảo thu
thuế, môi trường kinh doanh minh bạch nhằm, đồng thời tăng ngân sách Nhà nước.
Thực tiễn tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
cho thấy, việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng cho khách hàng
có nhu cầu lấy hóa đơn sẽ nhận được hóa đơn điện tử về hộp thư điện tử của mình
để có thể tra soát, đối chiếu. Đối với khách hàng không kinh doanh (không có
nhu cầu lấy hóa đơn), hệ thống ứng dụng phát hành hóa đơn điện tử của doanh
nghiệp tự động xử lý, phát hành hóa đơn và lưu trữ dưới hình thức điện tử và
truyền về cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử từng mặt hàng
bán trong ngày. Việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng được Tập
đoàn thực hiện từ ngày 01/7/2023 tại 2.700 cửa hàng thuộc hệ thống và không xảy
ra tình trạng ách tắc tại các cửa hàng xăng dầu.
Doanh nghiệp gặp vướng mắc
Trên thực tế, thị trường bán lẻ xăng dầu vốn
rất nhạy cảm, tác động đến hàng triệu khách hàng. Trong thời gian qua, cơ quan
chức năng cũng thanh tra, tiến hành khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến lĩnh vực
này.
Thế nhưng, dù hầu hết các doanh nghiệp kinh
doanh đều nắm bắt được thông tin, có thời gian chuẩn bị nhưng vì nhiều lý do,
cho đến thời điểm bắt buộc (ngày 1/1/2024) phải xuất hóa đơn điện tử theo từng
lần bán, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa triển khai. Theo thống kê sơ bộ đến
thời điểm 30/11/2023, có hơn 240 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa
bàn thuộc Cục Thuế Hà Nội quản lý với hơn 450 cửa hàng và gần 2.000 cột bơm.
Trong đó, hiện có gần 150 cửa hàng áp dụng được thực hiện phát hành hóa đơn điện
tử theo từng lần bán hàng.[1]
Mặc dù đã có quy định nhưng đến nay các cơ
sở kinh doanh xăng dầu vẫn áp dụng phương pháp quản lý bán hàng và xuất hóa đơn
theo các quy định cũ. Lý do các doanh nghiệp đưa ra để giải thích cho sự chậm
trễ triển khai là: cơ sở vật chất chưa đồng bộ, thiết bị cột bơm cũ, không đáp ứng
kết nối phần mềm hóa đơn điện tử. Nhiều doanh nghiệp cũng than phiền chi phí đầu
tư hạ tầng cũng như cơ sở dữ liệu khá lớn và một số phát sinh chi phí đối với
doanh nghiệp khi áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán hàng khi tăng nhân sự, lỗi
hệ thống, số lượng hóa đơn điện tử tăng lên gấp nhiều lần so với trước.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xăng dầu không
muốn áp dụng quy định mới của pháp luật, ngại đổi mới, ngại áp dụng công nghệ
thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý bán hàng trong khi trình độ quản lý,
chuyên môn nghiệp vụ của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Cá biệt, không loại trừ
có doanh nghiệp xăng dầu sử dụng nguồn xăng dầu nhập lậu, bán hàng không xuất
hóa đơn…Vì vậy,
các doanh nghiệp này trì hoãn không muốn thực hiện quy định xuất hóa đơn điện tử
theo từng lần bán hàng.
Theo chuyên gia kinh tế
Vũ Đình Ánh, hóa đơn điện tử là xu hướng tất yếu, buộc phải thực hiện, nhưng
bài toán là phải phân bổ chi phí đó như thế nào để đảm bảo doanh nghiệp vẫn có
lợi nhuận, vẫn hoạt động được: "Đến
bao giờ ngành xăng dầu Việt Nam, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có thể làm được một
việc mà các quốc gia phát triển đã triển khai hàng chục năm nay là khách hàng tự
phục vụ? Khi chúng ta thực hiện hóa đơn điện tử sẽ làm tăng chi phí (chi phí đầu
tư và chi phí thường xuyên). Bài toán của chúng ta ở đây là phân bổ chi phí đó
như thế nào để đảm bảo doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận, vẫn hoạt động được".[2]
Theo Bộ Tài chính, đối với khách hàng không
lấy hóa đơn, cửa hàng xăng dầu cũng phải lập hóa đơn. Tuy nhiên, việc xuất hóa
đơn điện tử đối với trường hợp này là cho khách hàng cá nhân không kinh doanh
nên trên hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các chỉ tiêu (không cần thông
tin người mua). Hóa đơn điện tử được lập theo phần mềm, được thực hiện tự động,
số lượng hóa đơn điện tử đã xuất sẽ được lưu trữ đầy đủ bằng dữ liệu điện tử
(không phải in ra) tại các cửa hàng xăng dầu và có thể tra cứu khi cơ quan có
thẩm quyền yêu cầu. Do vậy, việc xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng
không làm mất thời gian của người mua không có nhu cầu lấy hóa đơn nhưng vẫn đảm
bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định và hóa đơn điện tử được lưu trữ, tra cứu
khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo
Ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp
quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với
hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công
Thương, Tài chính, Công an, Thông tin và Truyền thông; Tổng Thanh tra Chính phủ;
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn,
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Công điện nêu: Thực hiện quy định của Luật
Quản lý thuế năm 2019 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính
phủ về sử dụng hóa đơn điện tử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn
bản chỉ đạo các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng
bộ trong quản lý mặt hàng xăng dầu để đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng và quản lý sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh
doanh, bán lẻ xăng dầu nhất là các Công điện và Nghị quyết gần đây: các Công điện
của Thủ tướng Chính phủ: số 1123/CĐ-TTg ngày 18/11/2023, số 1284/CĐ-TTg ngày
1/12/2023, số 1437/CĐ-TTg ngày 30/12/2023, số 09/CĐ-TTg ngày 24/1/2024 và Nghị
quyết số 28/NQ-CP ngày 5/3/2024 của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới
tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tác động đến giá cả và nguồn cung xăng dầu
thế giới và trong nước nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
vẫn né tránh áp dụng hóa đơn điện tử do
có hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công
tác quản lý, điều hành xăng dầu, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường
trong nước và thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối
với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng
Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn,
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và Thủ trưởng các Bộ, cơ quan liên quan thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp
được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, Công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ nêu trên…
Kết quả thực hiện
Tại cuộc họp báo quý 1/2024 của Bộ Tài
chính, Tổng cục Thuế cho biết đến 28/3, toàn quốc có 15.762 cửa hàng bán lẻ
xăng dầu thực hiện phát hành hoá đơn điện tử từng lần, đạt khoảng 98,9%.
Do đó, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế phối
hợp với cơ quan công an và các cơ quan liên quan khác đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử, lập hoá đơn điện tử tại
các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu theo đúng pháp luật. Tổng cục Thuế nhấn
mạnh: Theo quy định, thời điểm lập hoá đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng
dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng
dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hoá đơn điện tử đối
với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân
kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Về kết quả thực hiện triển
khai, lãnh đạo Tổng cục Thuế, cho biết trong các địa phương, đã có 59/63 địa
phương đạt tiến độ trên 90%, 40 địa phương hoàn thành 100% tiến độ. Theo báo
cáo của các cục thuế, dự kiến đến hết ngày 31/3 về cơ bản các cửa hàng xăng dầu
trên cả nước sẽ thực hiện phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng.
Cũng theo ông Mai Sơn, thời gian qua, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo
lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu hết
ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hoá đơn điện tử sẽ yêu cầu tạm dừng
hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật.[3]
Theo đó, cơ quan
thuế các cấp đã triển khai phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quan, ban,
ngành sát sao, quyết liệt thực hiện phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu và các cửa hàng xăng dầu tại địa phương thực hiện triển khai áp
dụng HĐĐT sau mỗi lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Kết quả thực hiện, thống kê đến ngày 31/3/2024, toàn quốc đã có 15.925
trong tổng số 15.935 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành HĐĐT từng lần
bán hàng, đạt khoảng 99,94% tổng số cửa
hàng bán lẻ xăng dầu. Còn 10 cửa hàng (do cửa hàng được
bố trí tại một số địa bàn vùng xa) chưa thực hiện, chiếm 0,06%", Tổng cục
Thuế thông tin. 10 cửa hàng không thực hiện đúng tiến độ, theo Tổng cục Thuế,
chủ yếu là những cửa hàng có đặc thù địa hình ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện thực
hiện rất khó khăn. Cụ thể, có 4 cửa hàng xăng dầu ở Bến Tre, Quảng Nam và Đà Nẵng
đều là cửa hàng trên sông nước, đang trong điều kiện thực hiện sửa chữa hoặc
khó khăn về việc lắp đặt thiết bị kỹ thuật nên chưa thực hiện được, nhưng cam kết
sẽ cố gắng thực hiện trước ngày 15/4. Bốn cửa hàng ở Cao Bằng đang chờ phê duyệt
mẫu, 1 cửa hàng ở Đắk Nông do lỗi đăng ký thuế nên chưa chuyển đổi được hóa đơn
có mã để thực hiện được giải pháp máy tính tiền. Duy nhất một cửa hàng ở Thừa
Thiên Huế là không thực hiện cũng không phản hồi thông tin. Đáng chú ý, dù vẫn
còn 10 cửa hàng không về đích đúng hẹn, tuy nhiên, với những nỗ lực triển khai,
Tổng cục Thuế đã nhận được thư khen ngợi của Thủ tướng Chính phủ.[4]
Việc xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng được coi là giải pháp giúp cơ quan
thuế kiểm soát tốt việc phát hành hóa đơn và quản lý doanh thu với các đơn vị
kinh doanh xăng dầu; Từ đó, nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu trong việc kê khai, nộp thuế; Đồng thời, ngăn chặn tình trạng
gian lận trong kinh doanh xăng dầu, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước, giúp
thị trường kinh doanh xăng dầu ngày càng minh bạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M.P, Báo điện tử Đảng Cộng
sản, Hà Nội: Gần 150/450 cửa hàng xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử theo từng
lần bán hàng, https://dangcongsan.vn/kinh-te/ha-noi-gan-150-450-cua-hang-xang-dau-phat-hanh-hoa-don-dien-tu-theo-tung-lan-ban-hang-655202.html
2. Như Ngọc - Thuỳ Linh, VOV
Giao thông, Hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu: Tìm tiếng nói chung giữa doanh
nghiệp và nhà quản lý (Phần 2), https://vovgiaothong.vn/newsaudio/hoa-don-dien-tu-ban-le-xang-dau-tim-tieng-noi-chung-giua-doanh-nghiep-va-nha-quan-ly-phan-2-d37103.html
3. Ánh Tuyết, Tạp chí điện tử
Vneconomy, Trước hạn chót 3 ngày, còn 182 cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa xuất
hoá đơn điện tử, https://vneconomy.vn/truoc-han-chot-3-ngay-con-182-cua-hang-ban-le-xang-dau-chua-xuat-hoa-don-dien-tu.htm
4. Hà An - Lưu Hiệp, Báo Công an nhân dân, Xóa "vùng trũng" về xuất
hóa đơn điện tử bán xăng dầu, https://cand.com.vn/doanh-nghiep/xoa-vung-trung-ve-xuat-hoa-don-dien-tu-ban-xang-dau-i727686/
(PLPT) - Nhiều cá nhân và tổ chức lợi dụng sự tiện lợi của không gian mạng để quảng bá dịch vụ mua bán hóa đơn nhằm trục lợi bất chính, làm thất thu ngân sách nhà nước và phá vỡ sự lành mạnh của môi trường kinh doanh.
(PLPT) - Lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội tiến hành một cuộc kiểm tra đột xuất tại hai cơ sở kinh doanh, phát hiện hàng chục nghìn đôi tất giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Puma, Adidas, Tommy Hilfiger...
(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội thông báo tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" nhằm huy động trẻ em trên toàn quốc tham gia. Người dân cần nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi cho trẻ em trên mạng xã hội để tránh bị 'sập bẫy'.
(PLPT) - Một nhóm đối tượng chuyên đi "thu gom" và mua lại các cô gái trẻ, trong đó có nhiều người chưa đủ 16 tuổi để làm nhân viên tại các quán karaoke. Pháp luật hiện hành quy định ra sao về việc xử lý hành vi mua bán người dưới 16 tuổi?
(PLPT) - Công an TP Hà Nội đang xử lý một nhóm 'quái xế' điều khiển xe máy tốc độ cao gây ra tai nạn thương tâm cho cô gái trẻ ở Hà Nội. Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện và chưa có giấy phép lái xe đã xảy ra với tính chất nghiêm trọng. Vậy, người chưa thành niên gây tai nạn giao thông xử lý thế nào?
(PLPT) - Theo Đại biểu Trần Quốc Tuấn, quyền riêng tư của người dùng hiện nay rất dễ bị xâm phạm, thông tin cá nhân dễ bị lạm dụng và mua bán công khai trên mạng xã hội gây nhức nhối trong dư luận.
(PLPT) - Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông là 1 trong 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại những ngày gần đây vừa được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo tới cộng đồng.
Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm "Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới". TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.