Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Xuống xe dẫn bộ qua chốt CSGT có bị phạt hay không?

Hoa Trần Thứ sáu, 26/07/2024 - 14:33

(PLPT) - Tôi là một công nhân hiện đang làm việc tại khu chế xuất Linh Trung 1, thành phố Thủ Đức. Mỗi ngày trên đoạn đường quốc lộ 1K từ cầu vượt Linh Xuân về phía phường An Bình, thành phố Dĩ An, Bình Dương đều có rất nhiều người đi xe máy ngược chiều gây ra ùn tắc giao thông. Nhìn thấy cảnh sát giao thông (CSGT) là lại tắt máy xe dẫn bộ ngược chiều đi qua mà không bị xử lý. Vậy hành vi này có bị xử phạt không?

Trả lời về vấn đề này, Luật sư Phạm Thảo - Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng cho biết:

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Chỉ có người tham gia giao thông mới bị điều chỉnh bởi Luật Giao thông đường bộ, tức là phải tuân thủ các quy tắc cơ bản như: đi về bên tay phải, đi đúng làn đường, phần đường và chấp hành hệ thống đèn báo hiệu giao thông đường bộ. Như vậy, có thể nói người dắt xe đã không vi phạm Luật Giao thông đường bộ hiện hành, đồng thời CSGT cũng không thể xử phạt vì hành vi dắt xe.

Xuống xe dẫn bộ qua chốt CSGT có bị phạt hay không?

Tuy nhiên, nếu trước đó người tham giao thông có các hành vi như không đội mũ bảo hiểm, chạy xe ngược chiều hoặc các hành vi vi phạm pháp luật giao thông khác nhưng khi thấy cảnh sát giao thông thì xuống xe dẫn bộ thì vẫn bị xử phạt cho hành vi vi phạm trước đó của mình. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông cần phải chứng minh được lỗi của người vi phạm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Cảnh sát giao thông có thể chứng minh hành vi vi phạm của người đó bằng những phương tiện, thiết bị nghiệp vụ như (camera giao thông…) hoặc nếu có người làm chứng.

Trong trường hợp có người làm chứng hoặc có hình ảnh, video chứng minh lỗi của người vi phạm thì cảnh sát giao thông có thể yêu cầu dừng xe để kiểm tra, cho người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi lại được về hành vi vi phạm hoặc có thể hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả thu lại được khi đến làm việc tại trụ sở đơn vị.

Người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam không?

Tôi là người Nga, sắp tới tôi có dự định sinh sống và làm việc dài hạn tại Việt Nam. Vì vậy tôi muốn mua căn hộ để phục vụ mục đích sinh hoạt và công việc sắp tới tại Việt Nam. Vậy tôi có được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Điều kiện là gì? Thời hạn tôi được sở hữu căn hộ là bao lâu?

Trả lời vấn đề này, Luật sư Phạm Thảo – Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng cho biết:

Thứ nhất, về điều kiện để cá nhân nước ngoài sở hữu căn hộ tạiViệt Nam

Theo quy định của pháp luật về nhà ở, điều kiện để Quý Khách - cá nhân người nước ngoài được sở hữu căn hộ tại Việt Nam như sau:

- Cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan hoặc Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật;

Người nước ngoài có được sở hữu tài sản ở Việt Nam hay không?

- Hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

Thứ hai, về giới hạn về khu vực địa lý củacăn hộ mà người nước ngoài được sổ hữu tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, Quý Khách được phép mua căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ nhưng phải trong khu vực dự án đầu tư nhà ở thương mại, trừ khu bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định. Nói cách khác, người nước ngoài vẫn được mua nhà ở riêng lẻ nhưng bị giới hạn về khu vực địa lý.

Đồng thời, khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh tại từng địa phương sẽ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định và có văn bản thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Thứ ba, giới hạn về số lượng căn hộ chung cư, nhà ở riênglẻ.

- Đối với căn hộ chung cư: Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

- Đối với nhà ở riêng lẻ: Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê thì cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:

· Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

· Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;

· Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

Theo đó, việc Quý Khách mua và sở hữu căn hộ chung cư còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và số lượng của căn hộ chung cư, căn hộ riêng lẻ được phép bán cho người nước ngoài tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung Ương nơi Quý Khách dự định mua căn hộ còn hay không.

Về thời hạn sở hữu

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?