Tầm nhìn - Chính sách

Ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Lào - Campuchia gặp gỡ nhân dịp khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc

Nhật Duy Thứ tư, 25/09/2024 - 11:51
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì tiếp thân mật và làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea. (Ảnh: Bộ Ngoại Giao)

Ngày 24/9/2024, nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc Ăn sáng làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea.

Cùng với các cơ chế hợp tác ba bên sẵn có, đây là cuộc gặp đầu tiên của ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nhằm triển khai kết quả cuộc gặp giữa Thủ tướng ba nước nhân dịp dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo tháng 12/2023.

Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cảm ơn và đánh giá cao tình cảm sâu sắc mà Lào và Campuchia dành cho Việt Nam trước sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như sự hỗ trợ mà hai nước dành cho Việt Nam để khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi vừa qua. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia và luôn mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ ba Đảng, ba nước và nhân dân ba nước.

Ba bên bày tỏ nhất trí về tầm quan trọng của tình hữu nghị, gắn bó mật thiết giữa ba nước đối với sự phát triển của mỗi nước; khẳng định mối quan hệ này là sự tiếp nối truyền thống khách quan, tất yếu vốn có từ trong lịch sử quan hệ ba nước.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh vai trò và giá trị chiến lược của tinh thần đoàn kết, tin cậy lẫn nhau; tăng cường tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ba nước về tầm vóc, ý nghĩa và giá trị lịch sử của quan hệ hợp tác giữa ba nước.

Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa ba nước và triển khai các thỏa thuận, kết quả chuyến thăm cấp cao giữa ba nước, ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nhất trí tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả và làm sâu sắc hơn các cơ chế ba bên; đẩy mạnh hợp tác thực chất giữa Bộ Ngoại giao ba nước, tăng cường chia sẻ thông tin, quan điểm, phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, liên kết kinh tế giữa ba nước; đẩy mạnh giao lưu, tập huấn thanh niên và lãnh đạo trẻ nhằm vun đắp cho quan hệ lâu bền giữa ba nước.

Tại cuộc gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia khẳng định việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV không ảnh hưởng đến các cơ chế hợp tác khác cả về song phương và đa phương giữa ba nước.

Ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao mong muốn ba nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đưa quan hệ hợp tác phát triển hiệu quả và thực chất hơn, vì lợi ích của người dân ba nước, vì Cộng đồng chung ASEAN và tiếp tục đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.