Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Phương Thúy Thứ năm, 19/09/2024 - 12:06

(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương rà soát, báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nhu cầu kinh phí năm 2024 để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa có công văn gửi các địa phương về việc rà soát, báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Theo đó, cơ quan này yêu cầu các Sở LĐTB&XH báo cáo việc thực hiện các chế độ ưu đãi, gồm nội dung chi trả các loại trợ cấp thường xuyên; giải trình cụ thể, chi tiết nguyên nhân tăng/giảm kinh phí, làm căn cứ bổ sung/điều chỉnh dự toán theo quy định, không dự kiến đối tượng tăng khi chưa có đủ cơ sở, căn cứ xác định nhu cầu kinh phí dẫn đến việc dư dự toán cuối năm.

Về nội dung chi trả trợ cấp một lần, các Sở LĐTB&XH báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện cả năm 2024; trường hợp dự toán trợ cấp một lần được giao năm 2024 không sử dụng hết hoặc còn thiếu, sở LĐTB&XH thuyết minh lý do cụ thể để làm căn cứ điều chỉnh/bổ sung dự toán theo quy định.

Đối với việc chi đóng bảo hiểm y tế cho người có công, các Sở LĐTB&XH báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện cả năm 2024 theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP. Đồng thời, các Sở LĐTB&XH rà soát, điều chỉnh kinh phí giữa các đơn vị điều chỉnh ngân sách Nhà nước trực thuộc trước khi tổng hợp báo cáo Bộ nhu cầu kinh phí thực hiện cả năm 2024 để đảm bảo sát với tình hình thực tế tại địa phương.

Rà soát, bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng.

Các sở LĐTB&XH báo cáo chi hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng; chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe và hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết.

Về nội dung này, Sở LĐTB&XH căn cứ dự toán ngân sách năm 2024 đã được giao để phân bổ kinh phí đảm bảo tất cả các đối tượng đến niên hạn đều được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe và hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo quy định.

Trường hợp kinh phí đã được thông báo năm 2024 không đảm bảo thực hiện chế độ điều dưỡng; hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết cho các đối tượng đến niên hạn, Sở LĐTB&XH báo cáo, giải trình nhu cầu để tổng hợp, bổ sung kinh phí thực hiện.

Về nội dung chi hỗ trợ hoạt động cơ sở nuôi dưỡng tập trung và điều dưỡng luân phiên người có công với cách mạng; chi hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ: Sở LĐTB&XH các tỉnh, TP thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách năm 2024 đã được thông báo.

Bộ LĐTB&XH yêu cầu Sở LĐTB&XH các tỉnh, TP báo cáo về Bộ trước ngày 25/9/2024 để Bộ tổng hợp gửi cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung dự toán kinh phí thực hiện theo quy định.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?