Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế: Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Phương Thúy Thứ tư, 11/09/2024 - 16:10
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Luật Bảo hiểm y tế trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh để bảo đảm người dân được tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng phù hợp.

Chiều 10/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì Hội đồng thẩm định Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn.

Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu. (Ảnh: PLVN)

Phát biểu tại buổi thẩm định, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, sau 15 năm triển khai thi hành, Luật Bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp của chính sách, chế độ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, là cơ chế bảo đảm nguồn tài chính cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế là cần thiết để bảo đảm người dân được tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng phù hợp; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, yêu cầu chuyên môn và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung sẽ tạo thuận lợi cho việc cung ứng, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở và hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

Nghiên cứu sửa đổi toàn diện, thay đổi nội hàm công tác giám định bảo hiểm y tế

Về giám định bảo hiểm y tế, ông Nguyễn Đức Hòa - Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, dự thảo Luật có đánh giá giám định bảo hiểm y tế là hoạt động đặc trưng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, có ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh, cơ sở khám, chữa bệnh, người hành nghề, chất lượng dịch vụ y tế và quỹ bảo hiểm y tế.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát biểu góp ý.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát biểu góp ý. (Ảnh: PLVN)

Luật Bảo hiểm y tế hiện hành còn thiếu các quy định về nguyên tắc, cách thức, điều kiện thực hiện, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế… Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu sửa đổi toàn diện, thay đổi nội hàm công tác giám định; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác này.

Đề xuất bổ sung đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo vào nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

Ông Hoàng Liên Phương, Vụ pháp chế, Bộ Lao động thương binh và xã hội đóng góp ý kiến.
Ông Hoàng Liên Phương, Vụ pháp chế, Bộ Lao động thương binh và xã hội đóng góp ý kiến. (PLVN)

Về việc đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, ông Hoàng Liên Phương - Vụ pháp chế, Bộ Lao động thương binh và xã hội đề xuất bổ sung đối tượng trên vào nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng hoặc bổ sung vào nhóm do ngân sách nhà nước đóng cụ thể tại điểm g: “Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; người từ đủ 70 đến 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng” để đảm bảo đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế đảm bảo phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Phát biểu kết luận phiên thẩm định, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá cao các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và sự chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng của Bộ Y tế; đồng thời cho biết Bộ Tư pháp sẽ tiếp thu và thể hiện đầy đủ các ý kiến trong Báo cáo thẩm định.

Theo Thứ trưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một Luật khó, có tác động nhiều đến người dân, đặc biệt là các đối tượng khó khăn, yếu thế. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các khó khăn, vướng mắc của hoạt động bảo hiểm y tế trong thực tế để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản và đảm bảo phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận thẩm định. (PLVN)

Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bám sát và thể chế hoá đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới của Ban Chấp hành trung ương khoá XII; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.

Về đối tượng hỗ trợ bảo hiểm y tế, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định đối tượng mới ngay tại dự thảo Luật; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát kỹ, đánh giá tác động cụ thể, đặc biệt là đến các đối tượng yếu thế.

Đồng thời nghiên cứu quy định giao dự toán cho cơ quan bảo hiểm y tế; xây dựng cơ chế thống nhất quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế trong công tác giám định y tế; cân nhắc quy định thời gian thẩm định quyết toán năm đối với quỹ bảo hiểm y tế là trước ngày 01/10 năm sau; làm rõ quy định về phòng khám, cơ sở khám tư nhân.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế: Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030

Bộ Y tế: Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  59 phút trước

(PLPT) - Ngày 17/9/2024, Bộ Y tế đã họp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ để đánh giá, góp ý dự thảo và phối hợp triển khai Đề án "Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030".

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão lũ có được miễn giảm thuế không?

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão lũ có được miễn giảm thuế không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Tổng cục Thuế vừa có văn bản số 4062/TCT-CS gửi 26 Cục Thuế tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2024 xịn sò thế nào?

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2024 xịn sò thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lấy cảm hứng từ những hình ảnh thân thuộc, bình dị và đặc trưng nhất của Hà Nội, bộ đôi áo đấu và huy chương của giải chạy VPBank International Marathon (VPIM) năm nay được Ban tổ chức kỳ vọng sẽ truyền tải thông điệp quảng bá hình ảnh Hà Nội tươi đẹp, thân thiện, hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.

Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh phải cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng cao, hỗ trợ phản ứng nhanh và tiết kiệm chi phí

Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh phải cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng cao, hỗ trợ phản ứng nhanh và tiết kiệm chi phí

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bộ Y tế cần một hệ thống thông tin tập trung để hỗ trợ công tác điều hành quản lý, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh và giảm thiểu thời gian thủ tục trong công tác giám định. Hệ thống này phải cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng cao, hỗ trợ phản ứng nhanh và tiết kiệm chi phí.

Người đang hưởng án treo có được làm việc ngoài nơi cư trú không?

Người đang hưởng án treo có được làm việc ngoài nơi cư trú không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bộ Công an đang dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Trong đó, Bộ đề xuất quy định giải quyết trường hợp người được hưởng án treo có nguyện vọng làm việc ngoài nơi cư trú.

Quy định pháp lý và thực tiễn bồi thường thiệt hại bảo hiểm tài sản do thiên tai tại Việt Nam hiện nay

Quy định pháp lý và thực tiễn bồi thường thiệt hại bảo hiểm tài sản do thiên tai tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Việt Nam, việc bảo vệ tài sản trước những rủi ro do thiên tai gây ra thông qua bảo hiểm đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, quy trình bồi thường thiệt hại bảo hiểm tài sản do thiên tai vẫn còn nhiều thách thức và phức tạp.

Hậu bão Yagi: Doanh nghiệp có 'dễ dàng' nhận được bồi thường dù đã mua bảo hiểm tài sản không?

Hậu bão Yagi: Doanh nghiệp có 'dễ dàng' nhận được bồi thường dù đã mua bảo hiểm tài sản không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bảo hiểm tài sản, vốn được coi là giải pháp an toàn để bảo vệ tài sản và giảm thiểu thiệt hại tài chính, lại trở thành một bài toán khó với nhiều doanh nghiệp khi yêu cầu bồi thường.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Đọc nhiều