Tiêu điểm

Chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam

Tuấn Anh Thứ hai, 02/12/2024 - 10:41
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. 443/454 đại biểu Quốc hội đã tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Ảnh: Chinhphu.vn

Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về chủ trương đầu tư.

Mục tiêu của dự án là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.

Đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h

Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Về quy mô, đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết;

Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công; áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm hiện đại, đồng bộ, an toàn và hiệu quả.

Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất Dự án khoảng 10.827 ha, gồm: đất trồng lúa khoảng 3.655 ha, đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha và các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Trong đó, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 3.102 ha; rừng đặc dụng khoảng 243 ha, rừng phòng hộ khoảng 653 ha, rừng sản xuất khoảng 1.671 ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.

Nghị quyết nêu rõ tiến độ thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035.

Ảnh minh họa.

Cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, nhiều ý kiến cho rằng, Dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho Dự án thì việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết.

UBTVQH thống nhất với ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong việc áp dụng triển khai thực hiện Dự án.

Đồng thời, giao Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách này. Trong quá trình thực hiện, trường hợp tiếp tục cần phải bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện, Chính phủ sẽ trình Quốc hội, UBTVQH xem xét quyết định.

Đối với chính sách 7, có ý kiến đề nghị quy định chính sách riêng về đào tạo làm chủ công nghệ và vận hành, khai thác Dự án sau khi hoàn thành.

Theo UBTVQH, nội dung về đào tạo nguồn nhân lực là một chương trình tổng thể, đồng bộ và được triển khai trong thời gian dài từ khi nghiên cứu cho đến quá trình vận hành, khai thác sau này. Tổng nhu cầu nguồn lực đào tạo khoảng 227.670 người.

Đồng thời, chính sách 8 về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện và trình độ của ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam hiện tại.

Việc quy định chính sách riêng về làm chủ công nghệ vận hành, khai thác Dự án sau khi hoàn thành không bảo đảm tính liên kết của một chương trình tổng thể do từng nội dung từ quản lý, thiết kế, thi công, vận hành đều liên quan đến nhau. Do đó, xin giữ như dự thảo Nghị quyết.

Ngoài ra, theo ông Vũ Hồng Thanh, các ý kiến góp ý cụ thể đã được UBTVQH giải trình, tiếp thu tại Báo cáo đầy đủ. Đồng thời, UBTVQH đã chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý, rà soát, hoàn thiện và chỉnh lý về kỹ thuật văn bản của Nghị quyết cho phù hợp.

Cùng chuyên mục

Ông Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa

Ông Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa

Tiêu điểm -  22 giờ trước

(PLPT) - Ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021-2026 với 100% phiếu bầu.

Tuyên Quang bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Lâm Bình

Tuyên Quang bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Lâm Bình

Tiêu điểm -  22 giờ trước

(PLPT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang quyết định phân công, điều động ông Âu Thế Thái, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Huyện ủy Lâm Bình.

Đồng Tháp có thêm 5 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

Đồng Tháp có thêm 5 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

Tiêu điểm -  22 giờ trước

(PLPT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định 5 cán bộ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Tiêu điểm -  1 ngày trước

(PLPT) - Ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối 100%.


Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Tiêu điểm -  1 ngày trước

(PLPT) - Ông Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

Tiêu điểm -  1 ngày trước

(PLPT) - Ông Hoàng Văn Nghiệm được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.

Nghị quyết về Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng chính thức được Quốc hội thông qua

Nghị quyết về Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng chính thức được Quốc hội thông qua

Tiêu điểm -  2 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tiêu điểm -  2 ngày trước

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đọc nhiều