Tiêu điểm

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chủ trương của Chính phủ thế nào?

Tuấn Anh Thứ năm, 14/11/2024 - 17:09

(PLPT) - Sáng 13/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Ảnh minh họa.

Tổng mức đầu tư dự án lên tới 67,34 tỷ USD

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã khái quát về mục đích, phạm vi đầu tư, quy mô, công nghệ của dự án.

Theo đó, mục đích việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Về phạm vi đầu tư, tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.

Về quy mô đầu tư của dự án, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Về công nghệ, đường sắt chạy trên ray, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán cho tàu khách, động lực tập trung cho tàu hàng; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia phát triển đang khai thác đường sắt tốc độ cao.

Báo cáo sơ bộ về phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.

Rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu

Thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) Vũ Hồng Thanh cho biết, dự án phù hợp các tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền của Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và cơ bản đáp ứng yêu cầu về hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư công.

Bên cạnh đó, đại diện UBKT cũng đã đưa ra những ý kiến đề xuất cụ thể, đó là đề nghị Chính phủ bổ sung hồ sơ đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, UBKT cho rằng, dự án cơ bản phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do đó cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.

Đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống giao thông khác và với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của Dự án, UBKT đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng, doanh thu và tăng trưởng doanh thu đang dự báo cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của Dự án và khả năng ngân sách nhà nước phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến đường sắt tốc độ cao.

Về nguồn vốn cho Dự án, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). So với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn NSTW, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án vượt quá (bằng 114%) tổng vốn đầu tư công trung hạn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 và tương đương 59,7% tổng mức vốn đầu tư công trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025. Vì vậy, cần nghiên cứu, xem xét thận trọng.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, đại diện UBKT nhấn mạnh, Dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam.

Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho Dự án, việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết. Chính phủ đề xuất 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác quy định pháp luật hiện hành, do đó đề nghị bổ sung đánh giá tác động đầy đủ, kỹ lưỡng hơn, để có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực và báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về nội dung của các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt.

Cùng chuyên mục

 Bí thư Thành ủy Hạ Long được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Bí thư Thành ủy Hạ Long được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Tiêu điểm -  1 ngày trước

(PLPT) - Ông Vũ Quyết Tiến - Bí thư Thành ủy Hạ Long đã trúng cử chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối (44/44 phiếu).

Ông Trần Trí Quang giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ông Trần Trí Quang giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Tiêu điểm -  1 ngày trước

(PLPT) - Ông Trần Trí Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Phúc tập trung cao độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Vĩnh Phúc tập trung cao độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Tiêu điểm -  2 ngày trước

(PLPT) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cao độ vào công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần tinh, gọn, mạnh, hiệu quả.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Tiêu điểm -  4 ngày trước

(PLPT) - Sáng 25/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Bùi Văn Nghiêm đã tới thăm và làm việc với Thường trực, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam.

Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp cấp huyện, xã theo tiêu chuẩn cũ

Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp cấp huyện, xã theo tiêu chuẩn cũ

Tiêu điểm -  5 ngày trước

(PLPT) - Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Tiêu điểm -  1 tuần trước

(PLPT) - Kết quả với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng được giới thiệu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Những đơn vị nào thuộc Bộ Y tế vừa thay tên, cơ cấu tổ chức?

Những đơn vị nào thuộc Bộ Y tế vừa thay tên, cơ cấu tổ chức?

Tiêu điểm -  1 tuần trước

(PLPT) - Ngày 17/3, Bộ Y tế đã thông báo danh sách 14 cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thay đổi tên, cơ cấu tổ chức. Trong số này, có 10 đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển về Bộ Y tế.


Xem xét việc bỏ cấp huyện sau khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp

Xem xét việc bỏ cấp huyện sau khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp

Tiêu điểm -  1 tuần trước

(PLPT) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang đi vào giai đoạn thứ hai, chuẩn bị tiến hành sắp xếp bộ máy cấp xã; sau khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp mới đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.