Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm
Phương Thúy
Thứ ba, 03/12/2024 - 08:10
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.
Chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm 8 chương, 63điều. Luật quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm; nguyên tắc phòng, chống mua bán người; chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
Luật cũng quy định quyền và trách nhiệm của cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người; trách nhiệm của gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người; trách nhiệm của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia phòng ngừa mua bán người; trách nhiệm phòng ngừa mua bán người trong tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cơ quan báo chí, thông tấn tham gia phòng ngừa mua bán người; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng ngừa mua bán người.
Xác minh thông tin trong vòng 3 ngày
Về tiếp nhận, xác minh người đến trình báo, Luật quy định người nào có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp có căn cứ cho rằng người được họ đại diện là nạn nhân thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất trình báo về việc bị mua bán. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, cơ quan, tổ chức tiếp nhận trình báo có trách nhiệm đưa ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Cơ quan chuyên môn về Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận thực hiện việc hỗ trợ theo quy định tại Chương V của Luật này.
Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, với Cơ quan chuyên môn về Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện ngay việc tiếp nhận, hỗ trợ và chậm nhất là 03 ngày phải chủ trì phối hợp với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện) xác minh thông tin ban đầu.
Sau khi xác minh thông tin ban đầu, nếu chưa có giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này thì Cơ quan chuyên môn về Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đề nghị Công an cấp huyện tiến hành xác minh nạn nhân.
Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người
Về đối tượng và chế độ hỗ trợ, Luật quy định nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ sau đây: Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ phiên dịch; Hỗ trợ pháp luật; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ chi phí đi lại; Hỗ trợ tâm lý; Hỗ trợ học văn hóa; Hỗ trợ học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm; Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
Liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, Luật quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và đưa nạn nhân về nước; tương trợ tư pháp trong phòng, chống mua bán người.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
(PLPT) - Quốc hội đã biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số Đại biểu Quốc hội.
(PLPT) - Tại Kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng về công tác cải cách tư pháp.
(PLPT) - Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.
(PLPT) - Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Luật này.
(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 450/453 đại biểu tán thành. Luật gồm 8 chương, 76 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
(PLPT) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.
(PLPT) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, cần tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Luật này để bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng và thuận lợi trong thực hiện.