Tầm nhìn - Chính sách

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Phương Thúy Thứ hai, 02/12/2024 - 11:51
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tại Kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng về công tác cải cách tư pháp.

Luật Tư pháp người chưa thành niên thể hiện tính nhân đạo, nhân văn

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. (Ảnh: quochoi.vn)

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỉ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Luật Tư pháp người chưa thành niên được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm 10 chương và 179 điều. Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Việc Quốc hội xem xét, thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên tại Kỳ họp này là một dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng của Quốc hội khóa XV về công tác cải cách tư pháp.

Luật này quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham gia Phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, xử lý chuyển hướng, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Luật này và theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, luật khác không trái với quy định của Luật này.

Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải bảo đảm đơn giản, thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức của người chưa thành niên. Đồng thời bảo đảm công bằng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử đối với người chưa thành niên. Quan tâm đến nhu cầu chính đáng của người chưa thành niên về giới tính, của người chưa thành niên là người dân tộc thiểu số, đối tượng dễ bị tổn thương.

12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội

Đáng chú ý, Luật quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội như: Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quản thúc tại gia đình; Hạn chế khung giờ đi lại; Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới, Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Quốc hội chính thức thông qua Luật tư pháp người chưa thành niên. (Ảnh: quochoi.vn)

Mục đích xử lý chuyển hướng nhằm xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên; Nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng. Luật cũng quy định về trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, Luật quy định Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, trừ trường hợp vụ án có yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc phải giải quyết vấn đề tịch thu tài sản. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của Luật này.

Thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Luật cũng quy định về hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, quy định về thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.

Liên quan đến tách vụ án hình sự có người chưa thành niên, Luật quy định trong vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên và người thành niên thì Cơ quan điều tra tách vụ án hình sự để giải quyết vụ án độc lập đối với bị can là người chưa thành niên. Tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án có người chưa thành niên và vụ án có người thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng trong quá trình giải quyết các vụ án này. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Về thủ tục xét xử thân thiện, Luật quy định Phiên tòa phải được tổ chức xét xử thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa mặc trang phục hành chính của Tòa án; Kiểm sát viên mặc trang phục phù hợp, không mặc trang phục Kiểm sát nhân dân.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Cùng chuyên mục

Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm

Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 01/4/2025

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 01/4/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Quốc hội đã biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số Đại biểu Quốc hội.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Chính thức thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Chính thức thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Luật này.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với 455/456 đại biểu tán thành.

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 450/453 đại biểu tán thành. Luật gồm 8 chương, 76 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

 Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, cần tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Luật này để bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng và thuận lợi trong thực hiện.

Đọc nhiều