Chồng ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khánh Huyền
Thứ hai, 13/01/2025 - 10:30
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Hành vi ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ có được coi là vi phạm pháp luật không? Ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ có bị xem là hành vi bạo lực gia đình không? Trong trường hợp vợ muốn ly hôn vì lý do này, đây có được coi là căn cứ hợp pháp không?
Dạo gần đây, vì công việc làm ăn thất bại nên chồng tôi thường xuyên rượu chè rồi về nhà gây sự, đánh đập tôi. Vì không muốn con cái chứng kiến cảnh cha mẹ như vậy nên tôi có ý định về nhà mẹ tôi ở một thời gian. Tuy nhiên, chồng tôi lại cấm cản, không cho tôi về nhà mẹ đẻ của mình.
Tôi muốn biết hành vi của chồng tôi như vậy có đúng hay không? Và nếu bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn thì cần làm thủ tục như thế nào?
Luật sư trả lời:
Luật sư Nguyễn Sương - Công ty Luật FDVN (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) - tư vấn như sau:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo Điều 23 Hiến pháp 2013, “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau. Tuy nhiên, vợ chồng vẫn có quyền tự do đi lại và cư trú. Vì vậy, bạn vẫn có quyền về nhà mẹ đẻ của mình và sinh sống ở đó.
Ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ bị xử lý thế nào?
Do đó, theo luật sư Nguyễn Sương, hành vi ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ ở của chồng độc giả đã vi phạm điểm a Khoản 1 Điều 55 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
“Điều 55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó”.
Các trường hợp được đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về các trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Do đó, trong trường hợp bạn muốn đơn phương ly hôn thì cần có căn cứ chứng minh được chồng của bạn có hành vi bạo lực gia đình, hoặc có những hành vi khiến cho cuộc sống hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài thêm. Khi đó bạn có thể làm đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên và gửi cho tòa án có thẩm quyền.
Hồ sơ xin ly hôn theo yêu cầu của một bên bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của vợ, chồng
+ Giấy khai sinh của con chung
+ Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…)
Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên
Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi chồng của bạn đang cư trú, làm việc.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Nam thanh niên ở Đà Nẵng sử dụng dữ liệu hình ảnh, video clip "nóng" từ camera bị hack của nhiều gia đình, sau đó lập tài khoản ảo đe dọa nạn nhân, yêu cầu chuyển tiền để giữ bí mật, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.
(PLPT) - Công an huyện Thanh Liêm (Hà Nam) vừa triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, thu lợi bất chính hơn 1 tỷ đồng.
(PLPT) - Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện và thu giữ 606,2 kg pháo nổ nhập lậu đang được các đối tượng vận chuyển đến điểm tập kết. Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Từ ngày 01/01/2025, người điều khiển xe máy có hành vi dừng đèn đỏ quá vạch sơn gây ra tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
(PLPT) - Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
(PLPT) - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định 14 vị trí xe ô tô không được dừng, đỗ xe. Phạt đến 1 triệu đồng khi dừng, đỗ xe ô tô quá gần xe đỗ ngược chiều.