Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế
Yến Nhi
Thứ tư, 02/10/2024 - 11:22
(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Các đại biểu tham dự diễn đàn Công nghệ ngành Y tế. (Ảnh: Bộ Y tế)
Ngày 01/10, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Diễn đàn Công nghệ ngành Y tế với chủ đề Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho biết, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế liên quan đến việc phát triển và thực hiện các quy trình, sản phẩm, chương trình, chính sách hoặc hệ thống mới để cải thiện sức khỏe và công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, nó diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học và chuyển đổi số trong thế kỷ XXI, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; ngày 3/6/2020, Thủ tưởng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 30/1/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu tập trung vào 2 chủ đề chính "Công nghệ sinh học phục vụ phát triển ngành Y tế" và "Chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế”.
Chia sẻ tại diễn đàn, GS.TS Trần Huy Thịnh, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, công nghệ sinh học trong y học tại Việt Nam được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là chẩn đoán, định hướng điều trị bệnh như phát hiện đột biến gen gây bệnh, xác định người mang gen, sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền; xác định tình trạng gen quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị ung thư phổi, máu, đại trực tràng…
Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Huy Thịnh, việc phát triển công nghệ sinh học trong y học tại Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có nền công nghiệp sinh học thực sự, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng với các doanh nghiệp; con đường đưa sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong lâm sàng rất khó khăn...
Trên cơ sở đó, GS.TS Trần Huy Thịnh nêu các định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam: Phát triển vắc xin, kháng thể đơn dòng, thuốc, chế phẩm sinh học trong phòng và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ gen, tế bào và sản phẩm từ tế bào trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược; phát triển thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (IVDs); ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tại diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ nhiều nội dung rất quan trọng khác như: Liệu pháp tế bào, ứng dụng tế bào gốc, nghiên cứu nguồn gen dược liệu, công nghệ in 3D cá thể hóa; chuyển đổi số, dữ liệu mở trong ngành Y tế, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe, ứng dụng kỹ thuật số trong kinh doanh dược phẩm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia y khoa, các nhà công nghệ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư để mang lại những thay đổi tích cực trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
(PLPT) - Sáng 15/5, trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Sáng 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra sự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhiệm vụ chính trị - pháp lý hệ trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái... , trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Chiều tối 14/5, tiếp tục Phiên họp thứ 45, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Việc hoàn thiện các quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ giúp cho việc chứng minh tội phạm được chính xác, khách quan và hiệu quả mà còn góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
(PLPT) - Lộ trình này sẽ tạo cơ sở pháp lý để từng bước loại bỏ phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải, thúc đẩy việc chuyển đổi sang phương tiện sạch, thân thiện với môi trường.
(PLPT) - Đó là một trong những nội dung tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Phó thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Chính phủ đọc tờ trình tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.