Tầm nhìn - Chính sách

Đề nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Nhật Duy Thứ sáu, 13/09/2024 - 10:53
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Dự kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét 26 nội dung thuộc công tác lập pháp; 9 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước...

Đề nghị bổ sung 4 nội dung vào chương trình Kỳ họp thứ 8

Tiếp tục phiên họp thứ 37, chiều 12/9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 8 và cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và đề nghị của Chính phủ, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị bổ sung 4 nội dung vào chương trình Kỳ họp thứ 8, cụ thể:

Xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (theo trình tự, thủ tục rút gọn);

Xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (theo quy trình tại 01 kỳ họp); cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu .

Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (để thực hiện quy định tại khoản 3.3 Điều 3 của Nghị quyết số 103 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường (Ảnh: quochoi.vn)

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đến nay, dự kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét 26 nội dung thuộc công tác lập pháp; 9 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời, có 12 nhóm nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.

Theo ông Cường, công tác chuẩn bị nội dung Kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, kịp thời phục vụ Kỳ họp.

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất chuẩn bị Kỳ họp thứ 8

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 8 không nhiều, đề nghị Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành sớm gửi hồ sơ, tài liệu để các cơ quan tiến hành thẩm tra.

Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét đồng ý bổ sung vào chương trình Kỳ họp, đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo quy định, chậm nhất ngày 21/9/2024 phải gửi hồ sơ đến cơ quan của Quốc hội để thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chậm nhất ngày 01/10/2024 gửi hồ sơ đến các đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu (Ảnh: quochoi.vn)

Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung về tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 8 và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 cơ bản bám sát kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung báo cáo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước đối với báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

Bổ sung nội dung về công tác nhân sự vào kỳ họp và bổ sung một số nội dung Chính phủ chuẩn bị đủ hồ sơ, bảo đảm chất lượng…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất không đưa dự án Luật Chuyển đổi giới tính vào chương trình; giao Ủy ban Xã hội và Ủy ban Pháp luật phối hợp lấy ý kiến Chính phủ và Trưởng ban soạn thảo bằng văn bản, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc, báo cáo Quốc hội.

Đối với 4 nội dung đề nghị đưa vào chương trình, Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khẩn trương thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, ban hành Nghị quyết để bổ sung vào chương trình. 

Trường hợp, đủ điều kiện bổ sung vào chương trình, các cơ quan khẩn trương chuẩn bị thẩm tra chính thức và báo cáo Quốc hội đưa vào chương trình kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất thời gian họp phiên tháng 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm hơn hoặc dài hơn nếu có nhiều nội dung cho ý kiến.

Về chương trình kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí dự kiến chương trình kỳ họp và cách thức tiến hành Kỳ họp thứ 8 theo hướng: Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 và bế mạc vào sáng ngày 30/11.

Quốc hội họp tập trung tại nhà Quốc hội và kỳ họp tiến hành thành hai đợt, có thời gian nghỉ giữa hai đợt để các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội…

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều