Pháp luật và Cuộc sống

Giả danh nhân viên ngân hàng, 4 thanh niên lừa đảo hơn 300 triệu đồng

Yến Nhi Thứ ba, 24/12/2024 - 11:45

(PLPT) - Không có việc làm ổn định, nhóm thanh niên ở Kiên Giang giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo hàng trăm triệu đồng từ các chủ thẻ tín dụng.

Nhóm thanh niên sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản. 

Giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vừa qua, ngày 23/12, Tòa án Nhân dân Kiên Giang đã tuyên phạt 4 thanh niên gần 8 năm tù về hành vi sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nhóm bị cáo gồm: Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995), cùng ngụ TP Hồ Chí Minh về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng, do không có việc làm ổn định nên nhóm Thái, Tài, Chương và Phúc đã bàn bạc, phân công vai trò của từng người, sử dụng điện thoại và máy tính kết nối Internet, giả danh nhân viên ngân hàng để liên hệ với các chủ thẻ tín dụng để tư vấn, hỗ trợ cho chủ thẻ được nâng hạn mức tín dụng hoặc hoàn phí thường niên mà không phải đến ngân hàng thực hiện giao dịch để lấy thông tin bảo mật do chủ thẻ cung cấp. Sau đó, các đối tượng đặt mua hàng hóa tại các cửa hàng điện máy theo hình thức trực tuyến đem bán lại lấy tiền chia nhau tiêu xài.

Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7/2023 đến ngày 29/2/2024, từ TP HCM, bằng thủ đoạn giả danh nhân viên ngân hàng như trên, nhóm thanh niên này đã thực hiện 27 vụ, chiếm đoạt được tổng số tiền 312 triệu đồng của nhiều bị hại ở các tỉnh thành trên cả nước (trong đó, có 1 bị hại ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và 1 bị hại ở tỉnh Bình Phước).

Số tiền chiếm đoạt được nhóm chia nhau tiêu xài cá nhân: Thái được chia số tiền 120 triệu đồng, Tài 110 triệu đồng, Chương 20 triệu đồng, Phúc 32 triệu đồng.

Đến tháng 3/2024, Thái, Tài, Chương và Phúc lần lượt bị Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Thái 2 năm 6 tháng tù; Tài 2 năm tù; Chương 1 năm 9 tháng tù và Phúc 1 năm 6 tháng tù cùng về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Ngoài ra, các bị cáo phải nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính từ hành vi giả danh nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản.

Các yếu tố cấu thành Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội phạm

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng, và quyền sở hữu tài sản của cơ quan, cá nhân, tổ chức.

Đối tượng tác động của tội phạm là những quy định của Nhà nước về an ninh mạng; quyền và tài sản của công ty, tổ chức, cá nhân và nhà nước.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội này giống với hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Hành vi chiếm đoạt là hành vi chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình.

Tuy nhiên đặc điểm riêng biệt của tội phạm quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để chiếm đoạt tài sản. Đó là thủ đoạn "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử".

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm không phải chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận biết được hậu quả của tội phạm nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi để hậu quả của nó xảy ra hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

"Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Như vậy, đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Từ tháng 3/2025, những loại ô tô nào sẽ được giảm mạnh thuế nhập khẩu?

Từ tháng 3/2025, những loại ô tô nào sẽ được giảm mạnh thuế nhập khẩu?

Pháp luật và Cuộc sống -  2 ngày trước

(PLPT) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 32%, mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.

Đề xuất quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số và dịch vụ tin cậy

Đề xuất quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số và dịch vụ tin cậy

Pháp luật và Cuộc sống -  2 ngày trước

(PLPT) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ tin cậy.

Dự kiến bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Dự kiến bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Pháp luật và Cuộc sống -  2 ngày trước

(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ các Thông tư về tự vay, tự trả

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ các Thông tư về tự vay, tự trả

Pháp luật và Cuộc sống -  5 ngày trước

(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Công diễn vở Nhạc kịch “Lửa từ Đất”

Công diễn vở Nhạc kịch “Lửa từ Đất”

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Tối ngày 15/03/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô , vở Nhạc kịch "Lửa từ Đất" đã có buổi công diễn đầu tiên đầy thành công, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả. Không chỉ được công chúng đón nhận nồng nhiệt, vở diễn còn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn, trở thành một cột mốc quan trọng trong nghệ thuật nhạc kịch Việt Nam.

Bãi bỏ 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng từ 15/4/2025

Bãi bỏ 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng từ 15/4/2025

Pháp luật và Cuộc sống -  2 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó bãi bỏ 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Hướng dẫn sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Pháp luật và Cuộc sống -  2 tuần trước

(PLPT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 09/2025/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề xuất về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Đề xuất về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Pháp luật và Cuộc sống -  2 tuần trước

(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.