Góc nhìn pháp lý từ các trường hợp cán bộ kê khai tài sản thiếu trung thực
Hoàng Lê
Thứ tư, 02/10/2024 - 10:45
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Việc kê khai tài sản không trung thực là vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng và những người nào có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không đúng sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Kê khai tài sản thiếu trung thực: Xử lý chưa sát thực tế
Thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết, báo cáo kết quả thực
hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và
Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV
đến hết kỳ họp thứ 4, Thanh tra Chính phủ cho biết, ngành Thanh tra tiếp tục hướng
dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trên nhiều mặt công tác.
Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023,
Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể, các cơ quan chức năng đã tổ chức cho 17.333.426 lượt
cán bộ, Nhân dân tham gia; xuất bản 4.511.230 đầu sách, tài liệu tuyên truyền
pháp luật về phòng, chống tham nhũng; ban hành mới 52.431 văn bản để thực hiện
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ
sung 1.410 văn bản, bãi bỏ 768 văn bản không phù hợp.
Liên quan đến công tác phòng ngừa tham nhũng, ngành Thanh tra
tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa
tham nhũng trên các mặt về: công khai, minh bạch; xây dựng, thực hiện chế độ, định
mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển
đổi vị trí công tác; thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập và xử
lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
Các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra tại 39.788 cơ quan, tổ
chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 877 đơn vị vi phạm; tiến hành
17.535 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện
1.331 vụ việc vi phạm, 1.898 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 802
tỷ đồng.
Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội; tiến hành kiểm
tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 27.223 cơ quan, tổ
chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 1.174 cán
bộ, công chức, viên chức vi phạm.
Đáng chú ý, các cấp, các ngành đã chuyển đổi vị trí công tác
đối với 116.059 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng. Theo Cổng
thông tin điện tử Chính phủ, việc thực hiện các quy định về kiểm soát
tài sản, thu nhập, có 1.528.775 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập
trong kỳ; 31.317 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 10 người bị
kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, tiến hành kiểm tra việc
thực hiện kê khai, công khai tài sản, thu nhập là 14.251 cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước, các cơ quan đã phát hiện 289 vụ
việc, 423 người có hành vi liên quan đến tham nhũng; 131 trường hợp người đứng
đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 80
người.
Bên cạnh đó, ngành Thanh tra đã hoàn thành đánh giá công tác
phòng, chống tham nhũng năm 2021, năm 2022 của các địa phương; ban hành Bộ chỉ
số và hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh hằng năm;
xây dựng bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với
bộ, ngành Trung ương làm cơ sở để thống nhất đánh giá đầy đủ, toàn diện công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước.
Ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch Xây dựng Đề án cơ sở
dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; ban hành Kế hoạch của Ban Cán
sự Đảng Thanh tra Chính phủ và của Tổng Thanh tra Chính phủ - Thành viên Ban Chỉ
đạo theo chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch thực hiện
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Thanh tra Chính phủ hằng năm; Kế
hoạch luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác giai đoạn 2023-2027
của Thanh tra Chính phủ nhằm phòng ngừa tham nhũng; Kế hoạch, nghị quyết thực
hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về
kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện,
chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.
Trong thời gian tới, ngành Thanh tra tập trung triển khai thực
hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, các kết luận, chỉ thị của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.
Tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực. Triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu
quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy
cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực,
thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước và từng bộ, ngành, địa phương; xây dựng
bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực đối với các bộ, ngành, địa phương; mở rộng hợp tác quốc tế, tương trợ tư
pháp, trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược
quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030; tiếp tục xây dựng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; thực hiện các chương
trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh...
Việc kê khai tài sản không trung thực là đã vi phạm quy định
về phòng, chống tham nhũng và những người nào có nghĩa vụ kê khai mà kê khai
không đúng sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Đối với cán bộ, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 nghị định
112 CP có quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, gồm: Khiển
trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 20 nghị định 130CP cũng có
quy định:
“Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai
1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải
trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo
tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống
tham nhũng.”
Dẫn chiếu, đến Điều 51 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy
định:
(1). Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc
của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách
những người ứng cử.
(2). Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử
giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc
của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
(3). Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực,
giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh
cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được
quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách
quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem
xét không kỷ luật.
Như vậy, những cán bộ không thuộc trường hợp quy định tại khoản
(1), khoản (2 )nêu trên nếu kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh
cáo, cách chức, hoặc bãi nhiệm.
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ có nêu ở trên bao
gồm hình thức khiển trách, tuy nhiên đối với hành vi vi phạm về việc kê khai
tài sản không trung thức thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở
lên.
Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã thông tin nhiều trường
hợp phát hiện cán bộ vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm kê khai tài sản thiếu
trung thực, vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.
Góc nhìn thực tiễn qua các sự việc lùm xùm của cán bộ kê khai thiếu trung thực
Mới đây, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức, đã ký quyết
định cách chức Chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch đối với bà Nguyễn Thị Giang Hương do
không trung thực và đối phó khi kê khai tài sản. Trước đó, bà Hương đã bị kỷ luật
bằng cách cách chức Phó bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch.
Hồi tháng 3 vừa qua, bà Hương bị một nhóm lừa đảo sử dụng
công nghệ cao, xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu bà Hương mở tài khoản
để chuyển tiền vào. Tiếp đó, nhóm công nghệ cao đã xâm nhập vào tài khoản chiếm
đoạt hơn 170 tỉ đồng trong tài khoản.
Vào cuộc kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai xác định
bà Nguyễn Thị Giang Hương có khuyết điểm, vi phạm: kê khai tài sản không
trung thực", vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; Luật
Phòng, chống tham nhũng và quy định của Bộ Chính trị.
Hay như vừa qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho biết ông Lê Đức Thọ đã
vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy định những
điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh
bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung
thực, không đúng quy định.
Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong
nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi
phạm; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ
Chính trị quyết định thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét,
thi hành kỷ luật ông Lê Đức Thọ.
Có thể thấy giải trình không trung thực về tài sản, đó là một
trong những lý do Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đề nghị xem xét, xử lý kỷ
luật. Nhưng điều mà dư luận đặt vấn đề là tài sản của ông Lê Đức Thọ như thế
nào, mà không giải trình về nguồn gốc và biến động một cách minh bạch, trung thực.
Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây
hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong Đảng và Nhân dân. Là Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, là người đứng đầu Đảng bộ một tỉnh,
đúng ra ông Lê Đức Thọ cần phải nêu gương đi đầu trong thực hiện đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc kê khai tài sản.
Việc Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre ông Lê Đức
Thọ bị đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật vì giải trình tài sản không trung thực,
là việc làm cần thiết, kịp thời để cảnh báo, cảnh tỉnh là “gương” để tất cả cán
bộ, đảng viên khác soi chung.
Thiết nghĩ qua trường hợp của ông Lê Đức Thọ và đâu đó ở các
cơ quan, đơn vị, địa phương còn trường hợp không trung thực kê khai tài sản
chưa bị phát hiện cần điều chỉnh thái độ và hành vi của mình.
Kê khai tài sản không trung thực được hiểu là kê sai với con
số thực, đương nhiên là kê khai thấp hơn tài sản sở hữu. Hoặc, tài sản của mình
nhưng để cho người khác đứng tên, rồi giấu giếm số tài sản đó.
“Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài
trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc”, cho thấy
thời gian qua, việc kê khai tài sản vẫn còn mang tính hình thức; việc công khai
bản kê khai tài sản chưa được thực hiện nghiêm túc; các cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có thẩm quyền chưa chủ động tiến hành xác minh tài sản của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai; công tác thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện quy định về kê khai tài sản còn hạn chế. Việc kê khai tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức, đảng viên được kỳ vọng là biện pháp phòng ngừa
tham nhũng hiệu quả. Một số bản kê khai chưa được kiểm tra, xác nhận… Việc công
khai bản kê khai tài sản, thu nhập ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc; công
tác quản lý theo dõi việc kê khai, công khai, xác minh về tài sản thu nhập chưa
có tính hệ thống.
Chấp hành quy định pháp luật là nghĩa vụ của mỗi công dân; thực
hiện nêu gương là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên. Thiết nghĩ, để công
tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được thực hiện có hiệu quả, các cấp ủy đảng,
cơ quan, tổ chức không thể dung túng với các cá nhân cố tình vi phạm quy định của
Luật Phòng chống tham nhũng (2018).
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định rõ, người có
nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung
thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND mà
kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu
nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ
chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của
tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc 2 trường hợp trên mà kê
khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu
nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử
lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức,
cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh
lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin
thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Nghị định 130/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập còn quy định:
người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt
động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 2 lần được đôn đốc
bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong
các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc
thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam, chỉ rõ thực tế thời gian qua có câu chuyện các cán bộ, đảng viên thuộc
diện phải kê khai tài sản, thu nhập vẫn tiến hành kê khai. Tuy nhiên, kê khai xong lại "đút ngăn kéo cất đi".
Chính vì kê khai nhiều nhưng không tiến hành xác minh dẫn đến không ít cán bộ
kê khai không đúng, không trung thực, không khai. Ông Túc chỉ rõ, chính việc không khai, khai không trung thực
là nguyên nhân dẫn đến không ít cán bộ trong bản kê khai tài sản chỉ có rất ít
tài sản nhưng khi bị công an tiến hành khám xét do liên quan các vụ án tham
nhũng thì phát hiện nhiều tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.
Thời gian tới, theo ông Túc, việc kê khai tài sản, thu nhập đối
với cán bộ, đảng viên thuộc diện kê khai phải đi vào thực chất. Trong đó, phải
nâng cao ý thức, trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo, người đứng đầu trong việc kê khai trung thực tài sản, thu nhập. Điều
quan trọng hơn, cần sớm thực hiện việc đã kê khai là phải được xác minh.
"Chúng ta đưa ra chủ trương, quy định kê khai mà không
thực hiện giám sát, không xác minh thì dễ dẫn đến hình thức, không mang lại hiệu
quả. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát, nhất là của người dân ở địa bàn
nơi cán bộ, đảng viên đó cư trú để việc kê khai đạt yêu cầu", ông Túc đề
xuất.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường cho Báo Tuổi trẻ biết, nhóm
nghiên cứu của ủy ban nhận định việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng trong năm 2024 tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển
khai đồng bộ, quan tâm điều chỉnh cách thức triển khai để phát huy hiệu quả. Đáng
chú ý, theo nhóm nghiên cứu, kết quả phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài
sản thu nhập không trung thực còn chưa tương xứng với tình hình thực tế.
"Thực tế xử lý các vụ án tham nhũng vừa qua cho thấy nhiều
trường hợp sau khi cơ quan cảnh sát điều tra khám xét thì mới phát hiện khối
tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc. Qua phản ánh của dư luận, cử tri
cho thấy tình trạng kê khai tài sản, thu nhập không trung thực diễn ra còn nhiều",
ông Cường nêu.
Theo nhóm nghiên cứu, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn đã tiếp tục được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử
lý nghiêm các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Minh chứng đã có 16.351 người được xác minh tài sản thu nhập
năm 2023. Qua đó có 19 người bị kết luận không trung thực trong việc kê khai
tài sản, thu nhập và bị xử lý kỷ luật (xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng
hình thức cảnh cáo, kỷ luật bằng hình thức cách chức…).
Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành còn ít,
vi phạm được phát hiện không nhiều.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?