Tầm nhìn - Chính sách

Chủ tịch Hà Nội: “Một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần”

Khánh Huyền Thứ hai, 14/10/2024 - 10:02

(PLPT) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu việc tái cấu trúc thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa quy trình, tái sử dụng dữ liệu... theo phương châm 'một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần'.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 295/KH-UBND triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2025.

Theo đó, tổ công tác tái cấu trúc thủ tục hành chính của UBND TP Hà Nội tổng hợp, thẩm định và trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt danh mục các thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trước ngày 25/10/2024.

Danh mục các thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên tái cấu trúc quy trình (dự kiến khoảng 150 TTHC) hoàn thành trước ngày 25/10/2024. Từ ngày 25/10/2024 đến ngày 15/11/2024, tập trung tái cấu trúc các TTHC được phê duyệt. Trước ngày 31/12/2024, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố đáp ứng mục tiêu đề ra.

Tập trung tái cấu trúc 100% TTHC thiết yếu được cung cấp trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố.

Về lộ trình, TP Hà Nội thực hiện tái cấu trúc quy trình TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, rà soát toàn bộ danh mục các TTHC đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (toàn trình, một phần). Lập danh mục các TTHC ưu tiên tái cấu trúc quy trình, đảm bảo đơn giản hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tiến hành kiểm thử các dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của TP Hà Nội, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tiếp đó, hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC TP Hà Nội. Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hoàn thiện Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo UBND TP Hà Nội, hiện đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191/1.885 TTHC thực hiện trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm 318 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 872 dịch vụ công trực tuyến một phần. Trong đó, đã tích hợp 165 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 727 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến. Do đó, TP. Hà Nội đẩy mạnh tái cấu trúc TTHC nhằm đơn giản hóa quy trình, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo phương châm: “Một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2024-2025; nâng cao tính minh bạch trong giải quyết TTHC và chất lượng, hiệu quả phục vụ cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận, thực hiện TTHC...

Mục tiêu chung là tập trung tái cấu trúc 100% TTHC thiết yếu được cung cấp trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC và tích hợp, cung cấp các dịch vụ công này trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Việc tái cấu trúc nhằm giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Cụ thể, không phải khai báo, không nộp lại thông tin, giấy tờ nếu đã có trên kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố; các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố.

Cùng với đó, số hóa hồ sơ và cấp kết quả điện tử đối với 100% hồ sơ TTHC trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; đẩy mạnh số hóa kết quả giải quyết TTHC cũ còn hiệu lực để đến năm 2025 đạt mục tiêu 100%.

Theo UBND TP Hà Nội, việc tái cấu trúc TTHC, hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC đảm bảo tính thực tiễn và đúng quy định của pháp luật. Các dịch vụ công trực tuyến sau tái cấu trúc phải hợp lý, khoa học, đơn giản, quy trình giải quyết bảo đảm thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước.

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.