Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Từ vụ tổ chức đánh bạc qua livestream, đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào?

Yến Nhi Thứ hai, 14/10/2024 - 07:44
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Đánh bạc qua mạng đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều người băn khoăn liệu hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức xử phạt ra sao?

Các đối tượng trong vụ án. (Ảnh: An ninh thủ đô)

Triệt phá ổ nhóm tổ chức đánh bạc qua livestream trên Youtube

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phối hợp Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) triệt phá ổ nhóm tổ chức đánh bạc thông qua livestream (quay - phát trực tiếp) trò chơi điện tử trên Youtube.

Trước đó, vào ngày 25/9, cơ quan công an tổ chức đấu tranh, triệt phá, tiến hành triệu tập, khám xét đối với đối tượng Đặng Mạnh Cường (SN 1997, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cùng 11 đối tượng (7 đối tượng ở Hà Nội, 3 ở Đồng Nai, 1 ở Bình Phước); tạm giữ 5 máy tính, 11 điện thoại và các tài liệu khác có liên quan.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, vào cuối tháng 11/2018, Cường lập kênh Youtube có nội dung chia sẻ các video chơi game để kiếm tiền từ hoạt động quảng cáo và donate (người chơi ủng hộ).

Quá trình vận hành kênh trên, có nhiều người xem đề nghị Cường tổ chức cá cược trong các phiên live và đối tượng đồng ý.

Khoảng giữa tháng 5/2024, Cường bàn bạc với Trần Đức Toàn và Nguyễn Duy Thiện (cùng SN 1996, ở huyện Hoài Đức) để tổ chức cá cược trên kênh Youtube của mình.

Cường phát trực tiếp video, bình luận về các game thủ nổi tiếng trên thế giới đang chơi trò chơi "League Of Legends" (chế độ chơi Teamfight Tactics - TFT) và kêu gọi người xem tham gia đặt cược cho thứ hạng chung cuộc của các game thủ này (theo thứ tự từ 1 đến 8).

Tại phần bình luận, Cường đăng tải đường link hướng dẫn người chơi đặt cược. Để tham gia đặt cược, con bạc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với nội dung chuyển khoản được quy ước.

Sau khi trận đấu kết thúc, căn cứ kết quả thứ hạng thi đấu của game thủ, nếu con bạc thắng thì nhận về 1,85 lần số tiền đặt cược, nếu thua sẽ mất toàn bộ tiền cược.

Thông thường mỗi ngày Cường livestream 2 lần. Thiện được giao làm thư ký, có nhiệm vụ cập nhật thông tin, thống kê các con bạc tham gia đặt cược.

Kết thúc mỗi trận đấu, Thiện tính toán số tiền các con bạc thắng cược và cùng đồng bọn sử dụng tài khoản ngân hàng để chuyển tiền trả thưởng cho con bạc thắng cược. Thiện giữ lại 15% tổng số tiền con bạc thắng cược để ăn chia.

Cơ quan Công an làm việc với đối tượng phạm tội.

Từ 14/5 đến nay, qua xác minh sơ bộ, xác định tổng số tiền các đối tượng chuyển vào, rút ra để tham gia đánh bạc là khoảng 70 tỷ đồng, với khoảng 65.000 giao dịch đặt cược, cá độ (của khoảng 1.000 người tham gia), số tiền các đối tượng được hưởng lợi qua việc tổ chức đánh bạc lên đến hàng tỷ đồng.

Nhằm che giấu dòng tiền hưởng lợi từ hành vi tổ chức đánh bạc, nhóm Cường, Thiện, Toàn cấu kết với các đối tượng Nguyễn Trọng Tụng (SN 1996, trú tại Hoài Đức), Hoàng Mạnh Hải (SN 2000, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội), T.T.N. (SN 2000, trú tại tỉnh Đồng Nai), L.H.T. (SN 2003, trú tại Đồng Nai), L.N.A.T. (SN 2003, trú tại Đồng Nai) để sử dụng các tài khoản ngân hàng nhận và chuyển tiền thắng bạc cho các con bạc.

Quá trình đấu tranh, cơ quan công an đã tạm giữ tổng số 5 máy tính, 11 điện thoại smartphone và các tài liệu khác có liên quan của các đối tượng tham gia đánh bạc.

Căn cứ kết quả đấu tranh, cơ quan Công an đã có đủ căn cứ xác định hành vi của các đối tượng có dấu hiệu tội Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội khuyến cáo mỗi người dân hãy nhận thức đầy đủ các giá trị của trò chơi điện tử, tham gia trò chơi điện tử với tâm lý giải trí lành mạnh; không tham gia cá độ, tổ chức cá độ thông qua trò chơi điện tử dưới mọi hình thức.

Quan tâm quản lý, giáo dục, vận động người thân (đặc biệt là thanh, thiếu niên) và những người xung quanh nâng cao cảnh giác, tránh xa cá độ thông qua trò chơi điện tử.

Trường hợp phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến cá độ, cần kịp thời báo tin tố giác với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội (địa chỉ: Số 55 phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để được tiếp nhận, giải quyết.

Đề nghị các doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử tiến hành rà soát, quản lý, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi vấn tổ chức cá cược thông qua trò chơi điện tử và phối hợp với cơ quan chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn.

Thế nào là tổ chức đánh bạc qua mạng?

Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC).

Khoản 1 Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có: "Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Theo đó, đánh bạc và tổ chức đánh bạc trái phép là hành vi xâm phạm trực tiếp đến trật tự xã hội, thậm chí là cả tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Bởi vậy, việc lợi dụng mạng Internet để tổ chức đánh bạc trái phép được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu…; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân...

Cần lưu ý, theo Công văn 196/TANDTC-PC, người sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác để tổ chức đánh bạc nhưng không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp "Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội".

Như vậy, nếu chỉ tổ chức đánh bạc online thông thường, các bên chỉ đánh và thu về tiền ảo thì không phải là hành vi tổ chức đánh bạc trái phép.

Quy định của pháp luật về tội 'Tổ chức đánh bạc'

"Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc" là hành vi tổ chức cho người khác đánh bạc hoặc cho thuê, mượn địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình (có thể là nhà ở, phòng làm việc, cơ sở kinh doanh, tàu, thuyền, xe ô tô…) để người khác sử dụng làm nơi đánh bạc trái phép, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trật tự công cộng.

Khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, có năm trường hợp bị coi là phạm tội "Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc" sau dây:

- Trường hợp thứ nhất, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên.

- Trường hợp thứ hai, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

- Trường hợp thứ ba, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

- Trường hợp thứ tư, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

- Trường hợp thứ năm, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Quy định về xử lý hành vi đánh bạc qua mạng như thế nào?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc

Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

"Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b, khoản 3; các điểm b, c và d, khoản 4 và khoản 5, Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều này;

c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b, khoản 3; các điểm b, c và d, khoản 4 và khoản 5, Điều này."

Dựa vào căn cứ nêu trên, thì người đánh bạc qua mạng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép.

Đánh bạc qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Người có hành vi đánh bạc qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

"Tội đánh bạc:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

Như vậy, hành vi đánh bạc qua mạng có thể bị phạt tù đến 7 năm. Đồng thời có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  8 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  22 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều