Có thể sử dụng hai thẻ BHYT để khám chữa bệnh cùng một lúc hay không?
Phương Thúy
Thứ bảy, 17/08/2024 - 08:57
(PLPT) - Theo quy định hiện nay, một người có thể sử dụng hai thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc không? Số tiền chi trả cho việc khám chữa bệnh với người có hai thẻ BHYT được tính thế nào?
Tôi hiện đang có 2 thẻ
bảo hiểm y tế, một thẻ theo chế độ hưu trí, một thẻ được cấp theo diện có người
nhà công tác trong Quân đội. Cho tôi hỏi, tôi có được dùng cả hai thẻ để khám chữa
bệnh không? Và khi đó số tiền khám chữa bệnh sẽ được chi trả như thế nào? Tôi
xin cảm ơn!
Có được dùng cả hai thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh không?
Trao đổi với PV Pháp luật & Phát triển, Luật
sư Nguyễn Loan - Công
ty Luật FDVN, Đoàn luật sư TP Đà Nẵng - cho hay:
"Theo quy định tại Điều 12 của Luật Bảo
hiểm y tế năm 2008 và được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa
đổi 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
gồm:
6. Sửa đổi bổ sung Điều 12 như sau:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế...
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng,
bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức
lao động hàng tháng;
….
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao
gồm:
…
l) Thân nhân của các đối tượng quy định
tại điểm a khoản 3 Điều này;”
….
Tuy
nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2018 có quy định:
“Mỗi
người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.”
Do
vậy, mỗi người dân chỉ được cấp 01 thẻ Bảo hiểm y tế. Với cá nhân thuộc nhiều đối
tượng tham gia BHYT, khoản 2 Điều 13 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi
2014 đã hướng dẫn cụ thể về việc đóng BHYT như sau: "Trường hợp một người đồng thời thuộc
nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật
này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định
theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này."
Mặt
khác, tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật này, trường hợp cấp trùng thẻ BHYT sẽ bị
thu hồi.
Số tiền chi trả cho việc khám chữa bệnh đối với người có hai thẻ BHYT thì sẽ được tính như thế nào?
Theo
quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi 2014 đã quy định về mức
hưởng BHYT của người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT như sau:
“Trường hợp một người thuộc nhiều đối
tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng
có quyền lợi cao nhất”
Theo
đó, cá nhân nếu có hai thẻ BHYT cần đem trả lại thẻ BHYT do đóng trùng và khi khám
chữa bệnh, người bệnh sẽ được thanh toán theo đối tượng có mức hưởng BHYT cao
nhất.
Mức hưởng BHYT với các đối tượng được ghi nhận tại Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014
Khám chữa bệnh đúng tuyến:
-
100% chi phí khám chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu
chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời
gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa
bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh
không đúng tuyến.
-
95% chi phí khám chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
-
80% chi phí khám chữa bệnh: Đối tượng khác.
Khám chữa bệnh trái tuyến:
Được
thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với tỷ lệ:
-
Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
-
Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.