Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản
(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.
Nhằm sớm đưa những điều chỉnh của Luật Đầu tư công vào áp dụng trên thực tế với các ý kiến của đại biểu tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đạo luật này đã tiếp tục được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong khuôn khổ phiên họp thứ 39.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, nhóm chính sách đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm, tham gia ý kiến thảo luận tại tổ, hội trường ở kỳ họp thứ tám.
Đối với quy định nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc điều chỉnh tăng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng, đề nghị điều chỉnh tăng 2 lần nhằm tương đồng với các nhóm dự án A, B, C.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện Luật. Đối với các dự án A, B, C, thống nhất với phương án Chính phủ trình và đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đã đồng thuận.
Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận định, việc phân cấp cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn từ thẩm quyền của HĐND các cấp sang UBND các cấp.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, việc thay đổi về thẩm quyền đã được cân nhắc kỹ. Thực tế, việc giao cho UBND quyết định chủ trương đầu tư dự án đã được quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019. Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2021-2025, có 43 HĐND cấp tỉnh đã phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C cho UBND cùng cấp.
Về bản chất, quy định này chỉ thay đổi về cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án từ HĐND cho UBND các cấp. Các nội dung về việc phê duyệt đầu tư và tổ chức thực hiện dự án vẫn giữ nguyên so với quy định hiện hành. Theo đó, Chủ tịch UBND các cấp vẫn quyết định đầu tư dự án và UBND các cấp vẫn là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án; HĐND các cấp thực hiện giám sát quy trình tổ chức triển khai thực hiện. Do đó, về mặt năng lực tổ chức thực hiện dự án thì vẫn do các cơ quan này bảo đảm như hiện tại.
Với tinh thần đổi mới, nhằm tăng cường tính linh hoạt trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, quy định này cũng phù hợp với việc quy định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ là “danh mục dự án dự kiến” tại khoản 6 Điều 52 của dự thảo Luật chỉnh lý.
Theo đó, việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ được thực hiện thường xuyên hơn để phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh này “không vượt tổng mức vốn trung hạn đã được Quốc hội quyết định, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất” nên cũng sẽ bảo đảm tính chặt chẽ, gắn với chức năng, thẩm quyền của cơ quan tổ chức thực hiện và thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về thời gian thông qua Luật, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Để bảo đảm tính chặt chẽ, dự thảo Luật đã quy định điều kiện ràng buộc đối với việc quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công. Theo đó, một dự án nếu muốn được quyết định chủ trương thì phải bảo đảm phù hợp với các quy hoạch liên quan, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm nguồn vốn và khả năng cân đối vốn được cấp có thẩm quyền thông báo (đối với vốn ngân sách địa phương do HĐND các cấp), mà các nội dung này đều do HĐND là cơ quan quyết định.
“Từ những lý do trên, cùng với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách báo cáo Quốc hội cho phép quy định phân cấp cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý”, ông Lê Quang Mạnh nói.
Ủng hộ việc cải cách, rút gọn thủ tục đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định rằng việc giao Chính phủ thực hiện nhiệm vụ cải cách, đổi mới phải đi đôi với việc đưa ra giải pháp hiệu quả trong quản lý, điều hành, đồng thời tăng cường giám sát. Quốc hội sẽ thực hiện giám sát tối cao để đảm bảo mọi hoạt động đều tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Cho rằng Luật Đầu tư công (sửa đổi) quy định những vấn đề về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án có tính phân cấp, phân quyền vượt trội hơn so với quy định trong Luật Thủ đô, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, “quy định cho tỉnh, thành thông thoáng nhưng Thủ đô lại chặt chẽ”. Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng nếu không đồng bộ ngay các quy định của hai Luật thì dù chưa thực hiện, Luật Thủ đô đã có nguy cơ phải sửa đổi.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề xuất cụ thể nội dung sửa đổi, bãi bỏ trong Luật Thủ đô để quy định ngay trong Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo đúng tinh thần quy định của Luật Thủ đô để bảo đảm ưu đãi về đặc thù đối với Thủ đô được duy trì tốt hơn so với pháp luật chung.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đề nghị các cơ quan liên quan rà soát, quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật ngay trong Luật Đầu tư công (sửa đổi) đối với những vấn đề khác với quy định của Luật Thủ đô.
(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.
(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.
Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.