Mất hơn 1 tỷ đồng vì xem phim online được trả phí: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo 'xem video kiếm tiền'
Yến Nhi
Thứ năm, 17/10/2024 - 11:56
(PLPT) - Thời gian gần đây, trên các trang mạng xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí. Người dân cần nâng cao cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo 'xem video kiếm tiền' để không bị mắc bẫy.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây đã xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí.
Ban đầu, kẻ gian làm quen với nạn nhân trên mạng xã hội Facebook, giới thiệu tải ứng dụng mạng xã hội Telegram để tham gia xem phim online và bình chọn để được trả phí.
Sau đó, các đối tượng gửi kết bạn, nhắn tin hướng dẫn quy trình sử dụng dịch vụ kiếm tiền. Tiếp đến, chúng gửi đường link, hướng dẫn đăng nhập tài khoản, truy cập vào một trang web để xem phim và làm nhiệm vụ.
Qua 2 bước bình chọn đầu tiên, số tiền nhỏ trả vào tài khoản khiến người bị hại tin tưởng và tiếp tục tham gia nhóm, nạp tiền vào tài khoản tích lũy.
Ông C.X.H. (ở Bình Phước) là một trong những nạn nhân điển hình của hình thức lừa đảo này. Theo trình báo của ông C.X.H., tháng 6/2024, ông được một người mời kết bạn qua mạng xã hội và ông đã đồng ý.
Sau đó, người này nhắn tin giới thiệu tải ứng dụng mạng xã hội Telegram để tham gia xem phim online và bình chọn được trả phí.
Trên Telegram, tài khoản "@Buithihuong02" đã kết bạn với ông H. và hướng dẫn cách thức tham gia kiếm tiền qua việc bình chọn. Ban đầu, đối tượng gửi cho ông H. một đường link, yêu cầu ông đăng nhập và thực hiện nhiệm vụ "bình chọn 1" và nhận được 170.000 đồng chuyển vào tài khoản cá nhân.
Tiếp đó, đến lượt "bình chọn 2", với phần thưởng tương đương 1 triệu đồng sau khi tích lũy 150 điểm, ông H. được yêu cầu chuyển khoản 1 triệu đồng để tiếp tục nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành, ông H. nhận được khoản tiền 1 triệu đồng.
Đối tượng tiếp tục gửi 1 đường link để tham gia nhóm và hoàn thành "bình chọn 3". Ông H. đã tham gia theo hướng dẫn và nạp 5 triệu đồng vào tài khoản trong nhóm tương ứng với 500 điểm tích lũy.
Sau khi nạp tiền, hoàn thành các yêu cầu do đối tượng đưa ra, hệ thống báo ông H. nhập sai dữ liệu, yêu cầu muốn rút tiền về thì phải nạp số tiền bù trừ dữ liệu là 36 triệu đồng.
Tin tưởng, ông H. đã nạp tiền, tuy nhiên hệ thống bắt đầu xuất hiện… lỗi. Để khắc phục, không có cách nào khác ngoài cách tiếp tục chuyển tiền, ông H. tiếp tục chuyển khoản nhiều lần vào hệ thống.
Sau nhiều lần nạp tiền vào nhưng vẫn không rút ra được, ông H. nhắn tin hỏi, tuy nhiên các đối tượng đưa ra nhiều lý do để thoái thác việc trả lại tiền đã nạp vào hệ thống. Lúc này, ông mới nhận ra mình đã bị lừa với tổng số tiền mất lên tới hơn 1 tỷ đồng, nên đến trình báo cơ quan Công an.
Từ thủ đoạn lừa đảo này, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan Công an để kịp thời ngăn chặn và được hướng dẫn giải quyết.
Cơ quan Công an cũng khẳng định, không thể kiếm tiền từ những lời mời chào thực hiện nhiệm vụ trên mạng dù dưới bất cứ hình thức nào bởi đó chắc chắn là những "bẫy" của những kẻ lừa đảo.
Mất tiền tỷ vì chiêu trò 'xem video kiếm tiền'
Hồi đầu tháng 12/2023, Công an huyện Củ Chi, TPHCM tiếp nhận tin trình báo của người dân về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn. Nạn nhân là chị T.T.N (45 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi).
Theo chị N., sau khi nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là nhân viên của Điện Máy Xanh nói chị là khách hàng thân thiết nên nhận được phần quà may mắn từ chương trình "Sự kiện tri ân khách hàng" là chiếc máy xay thịt…
Để nhận được quà, chị N. phải cài đặt ứng dụng Telegram để xác nhận về quà tặng. Trong thời gian chờ nhận quà, người này mời chị N. tham gia nhóm "Sự kiện tri ân" để làm nhiệm vụ thích (like) và xem video các sản phẩm đồ gia dụng với thu nhập từ 200 - 500 nghìn đồng/ngày.
Hơn một ngày tham gia, chị N. được trả công hơn 1 triệu đồng. Vài ngày sau, chị N. được hướng dẫn nâng lên cấp độ. Cứ thế, quá trình "làm nhiệm vụ", chị N. đã chuyển khoản 13 lần vào 6 tài khoản với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi chị chuyển tiền không thể rút được tiền và yêu cầu chuyển thêm số tiền lớn hơn để… khắc phục.
Tương tự, nhiều phụ nữ tại TPHCM cũng là nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này. Các đối tượng dùng thủ đoạn thao túng tâm lý người giao tiếp qua mạng để dẫn dụ họ vào bẫy lừa đảo.
Đơn cử, chị L.T.H. (23 tuổi) được một người tự xưng là nhân viên Điện Máy Xanh gọi điện thoại mời tham gia xem video trên Telegram để kiếm tiền.
Người đàn ông này cho biết nhiệm vụ của chị H. là thực hiện bấm like (thích) sau khi xem video đánh giá với 3 sản phẩm thì được trả công 60 nghìn đồng bằng hình thức chuyển khoản.
Sau đó, anh ta yêu cầu chị H. tải ứng dụng Telegram để làm nhiệm vụ like sản phẩm…Chị H. like đến sản phẩm thứ 5 thì được yêu cầu đặt lệnh mua hàng ảo với số tiền thấp nhất là 160 nghìn đồng, cao nhất là 3 triệu đồng để hưởng 30% hoa hồng. Chị chọn sản phẩm 160 nghìn đồng thì được trả tới 330 nghìn đồng và chuyển sang làm nhiệm vụ tiếp theo.
Thấy được trả tiền sòng phẳng và nghĩ mình không bị lừa, chị H. tiếp tục like và đặt lệnh mua hàng ảo giá trị từ 3 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Khi H. chuyển khoản 40 triệu đồng cuối cùng thì bị các đối tượng cho ra khỏi nhóm, chặn liên lạc. Tổng số tiền chị H. bị các đối tượng dẫn dụ chuyển khoản nhiều lần là gần 152 triệu đồng.
Từ những vụ việc trên, Cơ quan công an khuyến cáo, nếu người dân đã chuyển khoản cho các đối tượng lừa đảo thì cần liên hệ ngay với ngân hàng để yêu cầu thu hồi lệnh chuyển tiền, phong tỏa tài khoản đã chuyển tiền đến.
Người dân cần báo với nhà cung cấp ứng dụng chuyển tiền nếu chuyển tiền qua ứng dụng của bên thứ 3. Nếu gửi tiền qua thư hoặc chuyển phát, người dân cần liên hệ với bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát đã sử dụng để chặn gói hàng.
Đồng thời, người dân thu thập, lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi cư trú để được giúp đỡ. Bên cạnh đó, cần bảo mật thông tin cá nhân, không chia sẻ tài khoản ngân hàng, mạng xã hội để tạo cơ hội cho kẻ gian thực hiện hành vi phạm tội.
Bộ Công an cảnh báo 'nóng'
Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo, thông qua mạng xã hội, các đối tượng chưa rõ nhân thân, lai lịch đã kết bạn và mời gọi tham gia các chương trình bình chọn để được trả phí nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Bộ Công an, ban đầu các bị hại làm theo hướng dẫn, thử đầu tư số tiền ít thì thấy có sinh lời và rút tiền về được. Sau đó, khi các đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại chuyển số tiền nhiều hơn để sinh lời số tiền lớn nhưng khi rút tiền thì không thực hiện được.
Lúc này, các đối tượng đưa ra nhiều lý do khác nhau yêu cầu bị hại nộp thêm tiền để được nhận toàn bộ tiền gốc và lợi nhuận về. Tuy nhiên, khi bị hại làm theo thì bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã nộp.
Cơ quan Công an tiếp tục khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời ngăn chặn và được hướng dẫn giải quyết.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.