Doanh nghiệp mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?
Tuấn Anh
Thứ hai, 23/12/2024 - 16:31
(PLPT) - Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?
Mua bán trái phép hóa đơn là hành vi trái pháp luật, không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. (Ảnh minh họa: ITN)
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Đây là hành vi trái pháp luật, không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh.
Chế tài xử phạt hành chính, chế tài hình sự đối với những hành vi này được quy định cụ thể như sau:
Mức xử phạt hành chính hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với tổ chức có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Như vậy, tổ chức có hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn thì bị phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng và buộc hủy hóa đơn đã sử dụng. Trừ các trường hợp:
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
- Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi mua bán trái phép hóa đơn
Căn cứ Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 (một số cụm từ được thay thế bởi Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017), Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn quy định như sau:
Mức phạt đối với cá nhân phạm tội
Khung hình phạt cơ bản
Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 đến dưới 100 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tăng nặng
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Hóa đơn ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 30 số trở lên.
+ Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.
+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 100 triệu đồng trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
+ Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Khung hình phạt cơ bản
Pháp nhân thương mại phạm Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 đến dưới 100 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng.
Khung hình phạt tăng nặng
Bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Hóa đơn ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 30 số trở lên.
+ Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.
+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 100 triệu đồng trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
* Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 - 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động…
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Đó là một trong những nội dung tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Phó thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Chính phủ đọc tờ trình tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
Bài viết nghiên cứu những hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi, góp phần phòng, ngừa vi phạm của người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động dưới 16 tuổi.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng.
(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.