Nghị quyết mới về chính sách tiền lương, mức lương cơ sở năm 2025
PV
Thứ tư, 11/12/2024 - 11:00
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Tại Nghị quyết số 159 và Nghị suyết số 160, Quốc hội đã quyết nghị về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội thực hiện mức lương cơ sở năm 2025.
Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025
Theo Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội về dự
toán ngân sách nhà nước năm 2025, Quốc hội đã quyết nghị về thực hiện chính
sách tiền lương, một số chính sách xã hội.
Cụ thể, về thực hiện chính sách tiền lương, một số
chính sách xã hội, Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội nêu rõ: Chưa tăng
tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng
tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực
hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định.
Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số
tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản
2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
Cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng
nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có
công và tinh giản biên chế.
Cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân
sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban
hành và tinh giản biên chế.
Cho phép các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền
lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công
trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương theo quy định của cấp có thẩm
quyền trong trường hợp địa phương có nguồn dư lớn, cam kết bảo đảm nguồn kinh
phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung
ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2030 và không đề nghị ngân sách trung
ương hỗ trợ.
Phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Tại Nghị quyết số 160/2024/QH15 của Quốc hội về phân bổ
ngân sách trung ương năm 2025, Quốc hội quyết nghị tổng số thu và chi ngân
sách trung ương năm 2025.
Theo đó, tổng số thu ngân sách trung ương là 1.020.164
tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng.
Sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền
lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của
ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm
2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở
2,34 triệu đồng/tháng.
Đối với các cơ quan, đơn vị có cơ chế tài chính, thu
nhập đặc thù ở trung ương theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Quốc hội cho
phép bố trí chi đảm bảo tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp theo
chế độ quy định, thu nhập tăng thêm, kinh phí chi thường xuyên theo định mức và
các nhiệm vụ đặc thù của các cơ quan, đơn vị này (ngoại trừ Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) theo Báo cáo số 41/BC-CP ngày 16 tháng 10
năm 2024 của Chính phủ.
Quốc hội giao Chính phủ: Các địa phương căn cứ điều kiện
thực tế và khả năng cân đối, thực hiện phân bổ khoản kinh phí ngân sách trung
ương hỗ trợ bù mặt bằng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2025 đảm bảo không
thấp hơn năm 2023 để thực hiện các nhiệm vụ chi cân đối ngân sách địa phương
(không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể).
Thực hiện hỗ trợ các địa phương khó khăn, không cân đối
được nguồn thực hiện các nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Sử dụng phần kinh phí dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ
trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và hỗ trợ
các đơn vị sự nghiệp công lập của ngân sách địa phương, theo nguyên tắc: 50% bổ
sung nguồn cải cách tiền lương theo quy định; 50% còn lại để ưu tiên chi trả
các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ
tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng
nội dung do địa phương quyết định theo thẩm quyền quy định tại Luật Ngân sách
nhà nước.
(PLPT) - Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
(PLPT) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 164/2024/QH15 ngày 28/11/2024 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
(PLPT) - Thủ tướng cho rằng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó, thậm chí rất khó. Trước nhiệm vụ khó khăn này, Thủ tướng yêu cầu các bộ ban ngành phải làm tốt công tác tư tưởng, thống nhất ý chí để cùng hành động, cùng làm.
(PLPT) - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.
(PLPT) - Quốc hội đã biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số Đại biểu Quốc hội.
(PLPT) - Tại Kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng về công tác cải cách tư pháp.
(PLPT) - Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.
(PLPT) - Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Luật này.